Tổng thống Mỹ được bảo vệ như thế nào?
Cong ty bao ve SBC – “Để che chắn tổng thống, chúng tôi phải trải ra hết sức bằng thân mình và lập vành đai an toàn. Tôi che xong, chỉ trong một giây rưỡi, hai đồng nghiệp đã đưa tổng thống lên xe, các nhân viên khác nhảy bổ đến trấn áp hung thủ”, một vệ sĩ của tổng thống Mỹ kể.
Các tổng thống Mỹ được bảo vệ bởi Secret Service (sở mật vụ Mỹ) theo quy định của Quốc hội Mỹ kể từ sau vụ ám sát tổng thống William McKinley năm 1901.
Trước đây, USSS có nhiệm vụ chống tội phạm kinh tế, làm bạc giả, chi phiếu giả…). Năm 2003, USSS còn trực thuộc Bộ Ngân khố Mỹ. Cho đến khi Bộ An ninh Nội địa ra đời, USSS mới trực thuộc bộ này. Nhân viên USSS mang tên mật vụ bởi khi hành sự họ không được tiết lộ thân phận mình là ai, mà như kiểu nhân viên FBI tông cửa vào, tay chĩa súng, miệng quát um: “Đứng yên! FBI đây”.
USSS có nhiệm vụ bảo vệ tổng thống, phó tổng thống cùng các quan chức khác trong chính phủ cùng thân nhân trực tiếp của họ; các cựu tổng thống và phu nhân (trong thời gian 10 năm sau khi thôi chức); các nguyên thủ quốc gia, chính phủ đến công du Mỹ; các ứng viên tổng thống và phó tổng thống trong thời gian 120 ngày trước tổng tuyển cử.
Nhân viên mật vụ là ai?
USSS có khoảng trên 5.000 người gồm 2.100 nhân viên đặc vụ, 1.200 nhân viên cảnh vệ mặc sắc phục và 1.700 nhân viên kỹ thuật hỗ trợ, hành chính… Để gia nhập USSS, họ phải trung thành với phương châm “Lãnh đạn thay tổng thống”, có trình độ cử nhân bên cạnh các điều kiện thể chất khác, có ngoại ngữ ở trình độ S-3, tức là có thể đàm thoại trong các tình huống giao tiếp xã hội và nghề nghiệp.
Nhân viên mật vụ sử dụng súng ngắn Sig Sauer P229, được coi là “khẩu súng tốt nhất cần có trong một vụ đọ súng” và súng tiểu liên mini Uzi của Israel cùng tiểu liên MP5KA4.
Họ được đãi ngộ như sau: tiền thưởng khi nhập ngũ lĩnh một lần bằng 3 tháng lương, phụ cấp ngoại ngữ, cứ 5% lương cho một ngoại ngữ, thân nhân được hỗ trợ mua bảo hiểm y tế (vốn rất cao ở Mỹ).
Ronald Young, một nhân viên mật vụ, giải thích lý do yêu nghề: “Đầu tiên là đi đến đâu ai cũng đều ấn tượng. Là một người da đen, tôi rất tự hào là một nhân viên mật vụ. Chỉ có 185người da đen trong số 2.000 nhân viên đặc vụ. Kế đến là di chuyển: tôi đã đi hết 50 tiểu bang và 89 quốc gia”.
Lấy thân che đạn cho tổng thống
Trong lịch sử của USSS đã ó những trường hợp lãnh đạn cho tổng thống. Năm 1950, khi hai hung thủ người Puerto Rico mưu sát Harry Truman, sĩ quan mật vụ Coffelt đã lấy thân mình làm lá chắn và bị tử thương.
Một lần khác là vào năm 1981 khi nhân viên mật vụ McCarthy chắn đạn cho tổng thống Ronald Reagan khi ông vừa nhậm chức chưa đầy hai tháng. Lần đó Reagan vừa đọc xong một bài diễn văn tại khách sạn Hilton, sắp lên xe ra về thì một kẻ lạ mặt rẽ đám đông xông tới nhằm bắn 6 phát. Video quay lại cho thấy nhân viên mật vụ trên đã nhảy bổ ôm chầm lấy ông Reagan, lấy ngực mình hứng đạn.
Sau này, khi được truyền hình hỏi: “Phản ứng thông thường là nhào xuống đất, thu mình tránh đạn. Song anh thì lại nhảy xổ đến đứng chắn trước tổng thống. Đó có phải là kết quả đào tạo huấn luyện các anh hay không?”. McCarthy trả lời: “Cảnh sát quân đội khi thấy nổ súng thì đều ẩn náu. Họ được huấn luyện như thế và đã làm đúng bài bản huấn luyện. Còn chúng tôi được huấn luyện để che chắn và di tản tổng thống.
“Để che chắn tổng thống, chúng tôi phải trải dài ra hết sức bằng thân mình chứ không co rúm lại tìm chỗ tránh, và thiết lập vành đai an toàn. Tôi che xong, nội vụ chỉ diễn ra trong một giây rưỡi thì hai đồng nghiệp đã đưa tổng thống lên xe rồi, trong khi các nhân viên khác nhảy bổ đến trấn áp hung thủ. Thành ra, ai có hỏi gì tôi cũng chỉ trả lời là chẳng có gì to tát hay xả thân, mà là do phản xạ có được từ huấn luyện”.
Trong công tác bảo vệ yếu nhân, quan hệ giữa người bảo vệ và được bảo vệ càng gắn bó và hiệu quả. Tháng 11/2004, tại hội nghị APEC ở Chile, khi thấy cận vệ của mình bị chặn lại, ông Bush đã trở ra, và trước ống kính truyền hình, ra tay lôi người cận vệ này vào.
Bảo vệ tổng thống ở nước ngoài
Công tác bảo vệ khi tổng thống công du nước ngoài thường bắt đầu từ việc cử các nhóm tiền trạm đến quan sát, thăm dò từng vị trí mà tổng thống và các thành viên trong đoàn sẽ đến. Từng ngã ba ngã tư, ngõ hẻm cắt ngang qua các tuyến đường mà đoàn xe đi qua, lưu lượng giao thông, tập quán giao thông ở từng đoạn đều được ghi nhận trong từng chi tiết và tập hợp thành nhiều kịch bản khác nhau, kể cả các trường hợp khẩn cấp. Kế hoạch bảo vệ được thử nghiệm rồi chỉnh đi chỉnh lại nhiều lần.
Công tác tiền trạm có khi kéo dài cả năm. Một bộ chỉ huy tiền phương được thiết lập, gồm nhiều cơ quan khác nhau, cộng tác với cơ quan an ninh nước chủ nhà. Bảo vệ trên biển còn có một hàng không mẫu hạm túc trực ngoài hải phận quốc tế, cả tầm xa lẫn tầm gần, chưa kể tàu ngầm.
John Barletta, nguyên là cận vệ chính của cựu tổng thống Ronald Reagan, năm ngoái tổ chức chuyến công du Gruzia cho Nhà Trắng, cho biết trên BBC: Trong chuyến đi đó có đến 250 nhân viên mật vụ, mấy chục cố vấn an ninh, mấy toán cảnh khuyển… hộ Tống tổng thống Bush.
Không chỉ an ninh trên bộ, mà trên không và trên biển cũng được chăm sóc kỹ lưỡng. Trong chuyến công du này, các nguồn tin Nga cho biết máy bay do thám mặt đất U2 của không quân Mỹ bay tới bay lui trên không phận dãy Kavkaz nhiều ngày liền, chưa kể hai chiếc máy bay AWACS trang bị radar cảnh giới nguy cơ trên không như tên lửa hay vệ tinh, máy bay. Ngoài ra còn một phi đội máy bay chiến đấu vần vũ trên bầu trời.
Thực ra, không phải đến khi tổng thống sắp lên đường USSS mới ra quân làm việc tại điểm đến. USSS có chi nhánh tại Anh, Brazil, Bulgaria, Canada, Colombia, Đức, Mexico, Nam Phi, Nga, Pháp, Trung Quốc, Italy và tại trụ sở Interpol cùng Europol thường xuyên cập nhật thông tin thực địa.
Ngay cả chuyện ăn uống của tổng thống Mỹ cũng do các đầu bếp riêng của Nhà Trắng đi theo chăm lo. Thường thì tổng thống Mỹ di chuyển trên bộ bằng chiếc Cadillac One và trên không bằng Air Force One. Từ sau vụ 11/9, mỗi đoàn xe của tổng thống gồm ít nhất 30 chiếc.
“Khi tổng thống công du, cả Nhà Trắng cùng đi theo, từ xe cộ đến thức ăn, nước uống”, John Barletta tóm tắt.
(Tuổi Trẻ cuối tuần)
Công ty bảo vệ SBC
Bốn vòng vệ sĩ bảo vệ Tổng thống Putin
Cong ty bao ve SBC – Bất chấp những lời đe doạ ám sát của các phần tử cực đoan, Tổng thống Nga V.Putin vẫn quyết định tới thăm Iran. Sở dĩ ông vững tâm như thế là bởi lực lượng bảo vệ ông đã sẵn sàng đối phó với mọi tình huống.
Do công việc, các nhân viên của Cục Bảo vệ liên bang (FSO) khi làm nhiệm vụ thường “giao du” với các nhà báo. Nhiệm vụ của họ là ngăn không cho các nhà báo hay những người khác đến quá gần Tổng thống V.Putin. FSO trực thuộc điện Kremlin tuyển lựa nhân viên rất chặt chẽ. Ðó là hệ thống bảo vệ Tổng thống kể thừa Cục 9 của KGB trước đây bao gồm Cục An ninh Tổng thống, Ðội bảo vệ Kremlin và Trung đoàn cảnh vệ Tổng thống.
Lương của các vệ sỹ Tổng thống cao gấp 2 – 3 lần các lực lượng khác, mỗi năm được nghỉ phép 30 ngày. Thế nhưng muốn vào được đội quân này phải qua nhiều lần thanh lọc. Ðiều kiện đầu tiên là trung thành với Tổng thống, tư cách đứng đắn, không có tiền án tiền sự. Thứ hai, phải là người Slave, cao từ 1m80 trở lên tuổi từ 20 – 35. Tiếp nữa, phải giỏi võ biết lái xe trong các điều kiện đặc biệt, thậm chí biết phân biệt các loại thuốc độc.
Luật liên bang trao cho FSO phạm vi quyền lực rất lớn. Ví dụ, để thuận tiện cho hoạt động bí mật và bảo vệ an toàn cho đối tượng, các nhân viên FSO có thể tra xét hồ sơ của bất cứ người nào, có thể sử dụng nhà cửa và phương tiện giao thông của bất cứ cơ quan nào, có thể ra vào bất cứ đâu, có thể sử dụng xe hơi của bất cứ tổ chức hay cá nhân nào. Tình hình tổ chức, sách lược, phương thức và thủ đoạn hoạt động của họ không nằm trong phạm vi giám sát của viện kiểm sát.
Bản thân Tổng thống V.Putin luôn có bốn vòng bảo vệ. Vòng thứ nhất: Ngay sát Tổng thống là những vệ sĩ lực lưỡng tai nghe áp chặt tai, cặp samsonite luôn kè kè trong tay – đó chính là những lá chắn bằng đồng để che chắn khi cần. Nhiệm vụ của các vệ sĩ này: Dùng thân mình che chắn cho tổng thống, dựa vào số đông và vẻ ngoài dữ dằn để trấn áp những kẻ thích khách. Vòng thứ hai gốm những người mặc thường phục “hòa tan” trong đám đông. Những vệ sĩ này thậm chí có thể hoạt động như những tên móc túi: Họ phải “rờ nắn” những đối tượng nào tình nghi mang vũ khí trà trộn trong đó. Vòng thứ ba là những người đứng bao quanh có nhiệm vụ ngăn chặn những người nào muốn áp sát Tổng thống. Vòng thứ tư xa nhất, là những xạ thủ bắn tỉa, được bố trí trên các mái nhà, sân thượng sẵn sàng nổ súng tiêu diệt những kẻ gây nguy hiểm cho mạng sống nguyên thủ.
Các vệ sĩ của Tổng thống V.Putin thường mang theo hai thứ. Thứ nhất là một khẩu súng ngắn cỡ nòng 9 Masa Marinovskaia có thể bắn 40 phát/phút có thể xuyên thủng áo giáp chống đạn trong vòng 50m, xuyên thủng thân xe hơi trong khoảng cách 100m; thứ hai là túi đeo và một chiếc cặp xách – thực ra là lá chắn loại gập được. Vệ sĩ của Tổng thống V.Putin còn được trang bị cả súng phóng rocket.
Giờ làm việc của các nhân viên này không quá giờ làm việc hành chính của người Nga: 40 giờ/tuần, được nghỉ hai ngày cuối tuần, ngày thường làm việc từ 9h đến 18h, ngoài ra còn được nghỉ 45 phút ăn trưa. Tính chất căng thẳng khiến họ thường về hưu rất sớm: có người về hưu khi mới 32 tuổi, chấp nhận lương hưu 200 USD/tháng. Tuy nhiên họ được xã hội chào mời hậu hĩ: Ðược mời làm trưởng nhóm bảo vệ cho một công ty nào đó và không hiếm khi trở thành những ông chủ lớn.
Theo Hương Lan (TPCT/Diễn đàn quốc tế)
Công ty bảo vệ SBC
Chuyện bảo vệ chính khách: Vệ sĩ Bắc Kinh
Lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp bảo vệ cho các lãnh đạo Trung Quốc là cả một thế giới kỳ bí.
Cục Cảnh vệ Trung ương Trung Quốc (CGB) phụ trách các vấn đề an ninh cho giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc cũng như bảo vệ các cơ sở của đảng và nhà nước nước này, đặc biệt là khu Trung Nam Hải ở Bắc Kinh. Lâu nay, việc tìm hiểu về lực lượng Cảnh vệ trung ương Trung Quốc luôn là một thách đố cam go chẳng khác gì đột nhập qua các vành đai bảo vệ mà họ thiết lập nên. Các nguy cơ an ninh đối với giới lãnh đạo Trung Quốc cũng hầu như không được công bố. Điều này rất khác với Mỹ. Lực lượng Mật vụ đảm trách an ninh cho giới lãnh đạo Washington thường không quá bí hiểm để tìm hiểu. Các nguy cơ an ninh đối với lãnh đạo Mỹ cũng thường được loan đi rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Lịch sử thăng trầm
Theo sử liệu, khởi nguồn của CGB ngày nay là Ban Cảnh vệ của Đảng Cộng sản TQ được thành lập vào năm 1947, phụ trách công tác bảo vệ an ninh cho nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông cũng như một số nhân vật cấp cao khác. Đến tháng 3.1953, giới lãnh đạo Trung Quốc đã quyết định cải tổ hệ thống an ninh của đảng và chính phủ theo mô hình Liên bang Xô Viết. Điều này đã dẫn tới sự ra đời của Cục 9, tương tự như Cục 9 của KGB bên Liên Xô. Cùng lúc, Trung đoàn Cảnh vệ Trung ương với nhiệm vụ bảo vệ trụ sở đảng và chính phủ ra đời. Cả hai cơ quan này ban đầu trực thuộc Bộ Công an.
Cục 9 của Trung Quốc đảm trách an ninh cho các nhân vật cấp cao như Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Chu Đức. Đảm bảo an ninh cho các nhân vật thấp hơn là nhiệm vụ của Cục 8, cũng trực thuộc Bộ Công an. Đến tháng 4.1964, hai cơ quan này được sáp nhập và trở thành một Cục 9 mới, nhưng đến năm 1969 thì bị giải thể. Sau đó, Văn phòng Cảnh vệ Trung ương được thành lập trực thuộc Quân giải phóng nhân dân, đặc trách nhiệm vụ bảo vệ ông Mao và các vị trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương đảng.
Trong các sự kiện lịch sử như Cách mạng văn hóa và vụ lật đổ “Bè lũ bốn tên” vào năm 1976, Văn phòng Cảnh vệ Trung ương đều đóng những vai trò chủ chốt. Sau khi quyền lực của “Bè lũ bốn tên” bị xóa sổ, văn phòng này đã được nâng cấp thành Cục Cảnh vệ Trung ương vào năm 1977, và bộ phận bảo vệ cơ quan trung ương được nâng cấp thành Sư đoàn Cảnh vệ Trung ương, với lực lượng khoảng 8.000 người được tổ chức thành 7 đại đội. Đến năm 1982, Sư đoàn Cảnh vệ Trung ương lại được chuyển thành Trung đoàn Cảnh vệ Trung ương.
Vệ sĩ Trung Quốc tập luyện – Ảnh: Defencetalk.com
Trong lịch sử, CGB đã thực hiện nhiệm vụ bảo vệ yếu nhân suốt những giai đoạn an ninh trong và ngoài nước Trung Quốc có nhiều biến động. Đặc biệt là trong các thập niên 1960, 1970, 1980, khi bên ngoài là sự đối đầu giữa Trung Quốc với nhiều nước khác, bên trong là sự phức tạp về quyền lực giữa các lãnh đạo cấp cao. Điều đó đã đặt lên vai CGB những trách nhiệm nặng nề và nhiệm vụ của lực lượng này cũng được “điều chỉnh” cho phù hợp với tình hình và với đòi hỏi cụ thể của thượng cấp. Nhiều lúc CGB không chỉ đơn thuần thực hiện nhiệm vụ bảo vệ yếu nhân.
Ngày nay, CGB là một cơ quan độc lập thuộc quân đội, còn có tên khác là Đơn vị 57003. CGB đóng ở trung tâm và vùng tây bắc Bắc Kinh nhưng lại không thuộc quân khu này mà trực thuộc Bộ Tổng tham mưu. Chỉ huy CGB là một thiếu tướng quân cảnh. CGB hiện phụ trách bảo vệ an ninh cho khoảng gần 10 lãnh đạo cấp cao nhất cùng gia đình của họ. Trong đó, Đại đội Vệ sĩ thuộc CGB phụ trách công tác an ninh thường trực cho các nhà lãnh đạo cấp cao mỗi lúc họ xuất hiện trước công chúng, bất kể là ở trong nước hay ngoài nước. Nhân vật được bảo vệ quan trọng nhất hiện nay là ông Hồ Cẩm Đào – Chủ tịch nước và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng là Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Những nhân vật khác được CGB bảo vệ còn có Thủ tướng Ôn Gia Bảo, Chủ tịch Quốc hội Ngô Bang Quốc, Chủ tịch Chính hiệp Giả Khánh Lâm.
Trung đoàn Cảnh vệ Trung ương trực thuộc CGB nhưng không đảm trách việc bảo vệ một nhân vật cụ thể. Nhiệm vụ chính của lực lượng này là bảo vệ các cơ sở như khu vực Trung Nam Hải, Đại Lễ Đường Nhân Dân, lăng Mao Trạch Đông, phối hợp với bên công an.
Công tác bảo vệ
Cũng tương tự như các lực lượng bảo vệ nguyên thủ quốc gia khác trên thế giới, các cận vệ của lãnh đạo Trung Quốc mặc thường phục, thường là com-lê hoặc áo choàng. Lúc ra ngoài trời, họ đeo kính đen và có hệ thống liên lạc siêu gọn. Lực lượng này được huấn luyện võ thuật và khả năng sử dụng vũ khí điêu luyện. Khống chế và bắn diệt mục tiêu, sơ tán và che chở yếu nhân, thâm nhập vào đám đông để nhận diện mối đe dọa, thu thập thông tin tình báo là những kỹ năng được đặc biệt coi trọng. Các loại vũ khí đặc dụng bao gồm súng cỡ nhỏ, vũ khí lạnh, vũ khí không giết người, áo giáp và các loại súng hỏa lực mạnh. Mỗi lần lãnh đạo Trung Quốc ra nước ngoài, đội ngũ an ninh đi theo khoảng chừng 40 người. Họ đảm trách công tác an ninh vòng trong và phối hợp với lực lượng nước sở tại ở một số khâu khác. Lực lượng này chủ yếu là nam, nhưng cũng có không ít nữ.
Để đảm bảo an ninh, các lãnh đạo trên thế giới thường xuyên đổi lịch trình và lộ trình vào giờ chót một cách bất ngờ. Tuy nhiên, theo nhiều nguồn tin báo chí từng chứng kiến các chuyến công du nước ngoài của lãnh đạo Trung Quốc thì phần lớn lịch trình và lộ trình của các yếu nhân Bắc Kinh đều khá cố định. Công tác bảo vệ được thực hiện theo một lập trình ít khi thay đổi.
Trong các chuyến công cán nước ngoài của lãnh đạo Trung Quốc, đội ngũ an ninh thường mang theo thực phẩm và các công cụ làm bếp để chuẩn bị món ăn. Công tác kiểm tra an toàn thực phẩm cũng được triển khai một cách chặt chẽ. Thông thường, có một đội chuyên gia hóa thực phẩm phụ trách khâu này. Ở trong khách sạn, thường thì đoàn Trung Quốc sẽ “trưng dụng” một nhà hàng.
Chủ tịch nước Trung Quốc hiện thường di chuyển bằng một chiếc BMW 7 series và một chiếc Mercedes-Benz S Class. Những chiếc chuyên xa này đều được thiết kế vỏ chống đạn đặc biệt cũng như những hệ thống an ninh tối tân khác mà một chiếc xe thông thường cùng loại không thể có. Trong những dịp đặc biệt, Chủ tịch Trung Quốc sử dụng một chiếc chuyên xa Hồng Kỳ, tương tự như chiếc Cadillac One của Tổng thống Mỹ.
Cũng như lãnh đạo các quốc gia khác, lãnh đạo Trung Quốc thường xuyên đối mặt với những nguy cơ an ninh nghiêm trọng. Nguy cơ này có thể đến từ lực lượng của chính phủ nước ngoài, các tổ chức chống đối trong và ngoài nước. Mới đây, một sự cố an ninh đã xảy ra trong chuyến công du đến Anh của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo. Khi ông đang phát biểu tại Đại học Cambridge thì một sinh viên đã ném giày lên sân khấu. Lực lượng cận vệ Trung Quốc cùng các nhân viên an ninh bản địa đã nhanh chóng khống chế được thủ phạm. Vụ việc này đã không đi xa hơn vì thủ phạm chỉ là một sinh viên.
Lực lượng cận vệ của CGB được đào tạo thiện chiến, nhưng nói chung trong lịch sử, họ ít khi phải động thủ một cách trực tiếp như các đồng nghiệp ở Washington trong các vụ ám sát hoặc tấn công bạo lực nhằm vào người đứng đầu nước Mỹ. Phần lớn các âm mưu đều được người Trung Quốc hóa giải từ xa. Hãng tin CNA hồi tháng 10 dẫn hồ sơ giải mật tại Trung Quốc cho hay ông Đặng Tiểu Bình từng đối mặt với ít nhất 7 âm mưu ám sát, trong đó có những vụ xả súng vào tư dinh. Tuy nhiên, phần lớn những sự kiện đó xảy ra trong giai đoạn cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, là trong thời gian ông Đặng bị mất quyền lực, nên về lý thuyết thì không nằm trong phạm vi trách nhiệm của CGB.
Châu Minh Linh
Nghề vệ sỹ bảo vệ đại gia ở Trung Quốc phát triển mạnh
Công ty sbc – Khi số triệu phú, tỷ phú ở Trung Quốc ngày càng nhiều lên thì tỷ lệ thuận theo đó là đội ngũ vệ sỹ..
Không như những hình ảnh lực lưỡng phô trương như trên phim ảnh, các vệ sỹ tư này lại có xu hướng cố gắng che giấu thân phận của mình. Họ kiêm lái xe, trông trẻ hoặc hòa nhập vào môi trường kinh doanh trong vai trò như một thư ký, một người… xách cặp hay một cấp dưới.
Không giống vệ sỹ ở phương Tây, vệ sỹ ở Trung Quốc thường không “kềnh càng” với tác phong hăm dọa. Thực tế, nhiều người trong số họ là nữ giới bởi một quan điểm rằng các phụ nữ trong một nhóm tùy tùng như vậy sẽ ít bị chú ý và nhờ đó sẽ hoạt động hiệu quả hơn.
Và cũng không giống ở phương Tây, họ không bao giờ được vũ trang bởi luật pháp Trung Quốc nghiêm cấm cá nhân sở hữu vũ khí. Thay vào đó, các vệ sỹ ở Trung Quốc đều là những chuyên gia võ thuật, được đào tạo để tước vũ khí hay khống chế một kẻ tấn công bằng vài cú đánh nhanh gọn.
Michael Zhe, Chủ tịch công ty vệ sỹ Beijing VSS Security Consulting (BVSC), nhận định: “Ở Trung Quốc, chúng tôi không cần các vệ sỹ biết sử dụng súng. Chỉ cần một đến hai cú ra đòn, các vệ sỹ sẽ chặn được một kẻ tấn công.” BVSC ra đời năm 2002 và được coi là hãng cung cấp dịch vụ an ninh tư lâu đời nhất ở Trung Quốc.
Khi Zhe, một huấn luyện viên võ thuật đẳng cấp quốc gia đồng thời là cựu nhân viên an ninh quốc gia, khai trương BSVC tám năm trước với mục đích nhằm phục vụ nhóm khách hàng giàu có, đẳng cấp cao, công ty này gặp rất ít sự cạnh tranh. Nhưng mọi chuyện thay đổi chóng mặt. Tính đến cuối năm ngoái, theo số liệu Bộ Công an Trung Quốc, ngành vệ sỹ tư này đã trở thành một ngành trị giá tới 1,2 tỷ USD với khoảng 2.767 công ty, tuyển dụng hơn hai triệu nhân viên an ninh.
Sự bùng nổ của nó phản ánh mức độ thịnh vượng ngày càng tăng, tạo nên một thế hệ “đại gia” ở Trung Quốc nhưng đồng thời cũng làm trầm trọng thêm khoảng cách giàu nghèo. Trong khi hàng triệu người mới nổi luôn tìm cách khoe khoang, phô trương sức mạnh đồng tiền của mình thì đang có cảm giác oán giận cũng ngày càng tăng ở một bộ phận bị bỏ lại đằng sau, gây mối đe dọa cho trật tự xã hội.
Đã xuất hiện thường xuyên những vụ bắt cóc nhằm vào các đối tượng lắm tiền nhiều của và thời gian qua là một loạt những vụ bạo lực đẫm máu bắt nguồn từ thái độ bất mãn với xã hội. Điển hình là năm nay, Trung Quốc đã phải chứng kiến không ít vụ tấn công kinh hoàng nhằm vào các nhà trẻ và trường tiểu học.
Ni Shoubin, giáo sư Viện Thương mại quốc tế Thượng Hải, nhận xét: “Sự bùng nổ của ngành vệ sỹ cho thấy những người giàu đang ngày càng lo ngại về an ninh của gia đình cũng như chính họ. Dư luận chung chán ghét cách thức, mánh mung mà nhóm này trở thành triệu phú, tỷ phú. Xã hội đang bắt đầu không thiện cảm với người giàu. Vì vậy, những đại gia này cảm thấy không an tâm.”
Các vệ sỹ tư giờ đây có đủ mọi nhiệm vụ từ bảo vệ những người nổi tiếng, giàu có, các ngôi sao… cho đến hỗ trợ an ninh cho những sự kiện lớn như World Expo ở Thượng Hải. Tốc độ phát triển chóng mặt của ngành này khiến các cơ quan hữu quan bắt đầu chú ý và cố gắng đưa vào khuôn khổ. Cho đến giờ, các công ty vệ sỹ tư vẫn đang hoạt động hợp pháp trong một lĩnh vực nhạy cảm mà không có chính sách, các quy định hay các tiêu chuẩn cụ thể.
Tháng Tư vừa qua, Quốc hội Trung Quốc thông báo sẽ soạn thảo những quy định để kiểm soát tốt hơn ngành nghề này. Bản thân công ty BVSC của Zhe cũng đang hỗ trợ cảnh sát địa phương soạn thảo các quy định, tiêu chuẩn, đồng thời chuẩn bị ra mắt một sách giáo khoa đào tạo vệ sỹ tư.
Rất nhiều nhân vật mới giàu ở Trung Quốc quyết định không phô trương. Một số đang bỏ qua cả những động thái, những đồ dùng mang tính khoe của. Và đương nhiên, họ ngày càng tìm đến các công ty vệ sỹ tư để được bảo vệ. Nhưng họ cũng không hề muốn kè kè bên mình một gương mặt mà ai nhìn vào cũng biết là vệ sỹ. Chính vì vậy, ngay cả những vệ sỹ tư này cũng khoác cho mình nhiều vỏ bọc mà lý tưởng nhất đối với các “đại gia” là vệ sỹ kiêm lái xe./.
Trắng đêm ở chốt – Công ty bảo vệ SBC
Công ty bảo vệ SBC –Sau khi được nhận ngay vào làm bảo vệ, ngày hôm sau PV Thanh Niên liền được điều đi bảo vệ mục tiêu.
Một ngày ở mục tiêu
Để chuẩn bị cho ngày hôm sau vào công việc bảo vệ, buổi tối tôi mang quần áo mua sẵn để cài cầu vai, quân hàm và mặc thử. Áo thì không sao nhưng khi mặc thử quần, chao ôi nó chẳng giống ai vì vừa rộng lại vừa dài. Báo hại tôi và vợ phải mất cả tiếng đồng hồ sửa đi sửa lại nhưng cuối cùng thì cũng không thể mặc được. Chấp nhận vi phạm kỷ luật của công ty, tôi lấy quần mình thay thế.
Đúng 7 giờ 30 sáng 27.8, tôi được dẫn lên mục tiêu bảo vệ là tòa nhà tọa lạc trên đường Trương Định, Q.3. Đây là tòa nhà 5 lầu có 7 phòng cho người nước ngoài thuê và gia đình chủ nhà. Tôi được hướng dẫn tận tình về công việc của người bảo vệ tòa nhà, từ việc đóng mở cổng khi xe ra vào, ghi tên người ra vào tòa nhà và quét sân. Ở đây thường xuyên có 2 bảo vệ trực 24/24 giờ.
Cứ thế suốt từ sáng cho đến chiều, tôi được hướng dẫn cách mở cổng sao cho nhanh để ông chủ không phật ý, tên những người hay ra vào tòa nhà, đèn để chủ nhà đánh xe hơi vào, xe Honda đến xếp ngay ngắn lại, thấy sân dơ là phải quét ngay, đặc biệt là xe Honda của ông chủ phải thường xuyên quay đầu ra ngoài để khi ông chủ ra là chỉ việc ngồi lên… “Ông chủ này khó tính lắm, làm bảo vệ ở đây cực lắm, đọc báo không dám đọc. Sáng ra khi nhận báo tôi chỉ dám lướt qua rồi cất ngay không là họ báo về công ty liền. Còn ngồi một chỗ cũng không được, phải đi lại và đặc biệt là hiểu được ý ông chủ mới làm được lâu…” – người bảo vệ cùng tôi tâm sự.
Trắng đêm
Xong việc ở một công ty, chiều 28.8, tôi quyết định cầm thêm giấy thông báo mà Công ty Tây Bình Tây Sơn đưa, xuống Hóc Môn gặp anh Trần Đồng là đội trưởng đội bảo vệ thuộc khu vực Q.12 và H.Hóc Môn để tiếp tục nhận việc. Anh Đồng hẹn tôi có mặt ở cổng Công ty TNHH Daewoong Việt Nam có trụ sở ở ấp 4, xã Đông Thạnh (H.Hóc Môn). Xem xong giấy thông báo của công ty gửi xuống, đội trưởng Đồng ra mệnh lệnh: “Đúng 10 giờ 30 sáng mai tới đây anh phân việc cho, nhớ mặc đồng phục đầy đủ”.
10 giờ 30 sáng 29.8 với đồng phục của Công ty bảo vệ Tây Bình Tây Sơn tôi đến gặp anh Đồng và sau đó anh Đồng giao tôi cho ca trưởng Danh đang làm nhiệm vụ ở Công ty Daewoong. Hỏi tôi qua loa, bảo vệ Danh cắt luôn cho tôi đi ca đêm bắt đầu từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau. “Đúng 21 giờ 45 tối nay phải có mặt để nhận ca” – bảo vệ Danh nói. Đúng giờ, tôi có mặt để nhận ca. Ca của tôi gồm 3 bảo vệ là Quý (ca trưởng), Hào và tôi. Qua tìm hiểu thì Công ty Tây Bình Tây Sơn luôn có 9 người chia làm 3 ca để bảo vệ cho Công ty Daewoong. Hiện tại chỉ có 6 người và cả tôi mới là 7 nên thiếu bảo vệ vì vậy một số bảo vệ phải làm tăng ca, thậm chí 16 tiếng/ca. Ca mà tôi được cắt làm việc là ca đêm nên toàn bộ công ty không một bóng người, chỉ có 3 bảo vệ chúng tôi. Càng về khuya trời càng lạnh, những bầy muỗi bắt đầu tấn công chúng tôi khiến không ai có thể đứng yên một chỗ. Để giải tỏa đàn muỗi, chúng tôi liên tục thay nhau cầm đèn pin đi tuần quanh công ty. Khi kim đồng hồ bước sang ngày mới, ca trưởng Quý gọi vào chốt ăn đêm tự túc, lúc này biết tôi là lính mới nên Quý thật thà chỉ dẫn: “Nếu có nằm một lát cho tỉnh thì nằm ở đây này, coi chừng camera của công ty kia kìa”. Vừa nói Quý vừa chỉ tay về hướng một camera đen ngòm gắn ở trên cao đang đảo quanh, quan sát hành động của mọi người ra vào công ty… Tôi cầm đèn pin đi tuần tra liên tục cho đến lúc trời tảng sáng, trưởng ca Quý dẫn tôi đi tắt hàng loạt bóng điện quanh và trong công ty, dẫn đi mở khóa từng nhà kho, xưởng để đầu giờ sáng công nhân vào làm việc. Đến đúng 6 giờ, 3 bảo vệ khác do Danh là ca trưởng vào nhận ca do mình phụ trách.
Mồi cho muỗi
Rút kinh nghiệm khi đi làm ca đêm ở Công ty Daewoong bị muỗi cắn quá, vì vậy tối 2.9 khi vào ca đêm tại Xí nghiệp đầu máy Sài Gòn (trụ sở ở Q.3) do Công ty Nam Hải Sơn điều đến, tôi chuẩn bị nhang muỗi đầy đủ. Trước khi đi trực, một đồng nghiệp từng canh chốt này cảnh báo với tôi bằng hai cánh tay đỏ mọng vì bị muỗi đốt. Khi vào ca trực, cả một khu vực rộng lớn gồm xưởng bánh xe, xưởng động cơ và xưởng đầu máy bốn bề là cỏ dại, ếch nhái kêu inh ỏi. Tổ trưởng Hưởng giao cho tôi giữ một đèn pin để canh chốt cuối xí nghiệp sát với nhà dân và giao nhiệm vụ liên tục đi tuần quanh xưởng, còn tổ trưởng thì nằm ở chốt gần với khu trung tâm. Đúng 22 giờ, với nghiệp vụ bảo vệ là con số không, tôi phải canh chốt bên cạnh là những đường ray cỏ mọc um tùm, những hồ nước bỏ hoang, ếch nhái và côn trùng kêu inh ỏi.
Nghe hơi người, những đàn muỗi bắt đầu tấn công, tôi lấy nhang muỗi ra mồi lửa. Nhưng dù khói nhang muỗi nghi ngút nhưng từng đàn muỗi cứ lao vào người tôi mà đốt. Tôi tiếp tục mồi thêm 2 vòng nhang nữa để bủa vây 3 hướng nhưng cuối cùng thì cũng bất lực bởi đàn muỗi đói, chúng cứ lao vào tấn công khiến hai cánh tay tôi đầy dấu tích.
Không thể ngồi một chỗ, tôi phải liên tục đi tuần quanh các xưởng như tổ trưởng đã phân công, cho đến 2-3 giờ sáng. Nhiều lần tôi đi tuần đến chốt của tổ trưởng (ở gần khu trung tâm) thì thấy vị này đã căng màn ngủ ngon lành như không hề biết mình đang làm nhiệm vụ… Cứ như vậy tôi thức trắng đêm cho tới sáng đi tuần bảo vệ mục tiêu. Đến khi mọi người trong xí nghiệp bắt đầu dậy đi tập thể dục thì tổ trưởng mới đạp xe đi tuần đến chốt của tôi… Đúng 6 giờ sáng, tôi và tổ trưởng Hưởng bàn giao lại cho bảo vệ tên Quân vào ca ngày, tôi dắt xe qua cổng xí nghiệp đầu máy hoàn thành thêm một ca đêm nữa trong “sự nghiệp” làm bảo vệ của đời mình…
Phóng sự điều tra của Hoài Nam
Theo TNO
Công ty bảo vệ SBC
Nghề bảo vệ – vệ sĩ
Những tình huống đối đầu
Cái khó của vệ sĩ là luôn đối đầu, xử lý tình huống… bằng tay không, có nghĩa là lúc nào cũng phải “tay không bắt cướp”… rất nguy hiểm. Tuy vậy, trong giáo trình đã ghi “võ thuật chỉ để tự vệ” nên phải xử lý tình huống trước tiên… bằng biện pháp nghiệp vụ… Chẳng hạn như tại một quán cà phê sang trọng, lúc nào cũng đông khách, do đó kéo thêm tài xế taxi, xích lô, xe ôm… đậu xe bừa bãi, tụ tập đánh bài trước cửa quán, ảnh hưởng đến chuyện làm ăn. Phía đối tác yêu cầu dẹp “tệ nạn này” và vệ sĩ đã ra tay “yêu cầu các anh em sang bên kia đường đậu xe chờ khách, khi nào có khách cần đi xe tôi sẽ sang gọi các anh”.
Nghe hợp lý các “đối tượng” đã “tuân lệnh”. Đó là một chiến tích khá ngọt ngào của vệ sĩ M.C. Ngoài mưu trí, vệ sĩ còn phải dũng cảm. Nhờ cảnh giác cao, các vệ sĩ S đã kịp thời cứu chữa cháy ở tầng cao của Trung tâm thương mại Diamond năm rồi, trước khi lực lượng chữa cháy chuyên gnhiệp ứng cứu. Mới đây, các anh em này cũng tái lập một thành tích khác: lúc 3 giờ 20 phút, vệ sĩ H.M.T phát hiện mục tiêu VMEP 1 khói bốc lên bên hông phân xưởng đúc và đã báo cáo cho ca trưởng là C.K.N. Ca trưởng cùng một đồng đội đến ngay hiện trường, phối hợp với 3 công nhân nhà máy không chế được đám cháy. Vệ sĩ C.H.M dũng cảm nhảy vào đám cháy đẩy pallet hàng ra khỏi hiện trường, tránh được tổn thất. “Bài học chữa cháy ở Diamond luôn được…”nằm lòng” và phát huy tác dụng: tỉnh táo phát hiện, phối hợp bài bản đúng nghiệp vụ, dũng cảm bảo vệ tài sản của chủ quản”.
Chiến công này được Ban giám đốc thưởng “nóng” 300.000 đồng. Có rất nhiều trường hợp vệ sĩ được “thưởng nóng”. Tại mục tiêu Sơn Kim, vệ sĩ L.Đ.B phát hiện T.T.A lấy cắp hàng hoá và đã được S thưởng 100.000 đồng. Phải nói rằng trong nghành nghề này có rất nhiều trường hợp tương tự như vậy:”nghề… vệ sĩ mà”. ở S còn có vệ sĩ Đ.P.Tiến nổi tiếng là “chuyên gia bắt trộm”. Từ đầu năm đến nay, anh Tiến liên tục bắt trộm: “16 giờ 25 phút bắt được công nhân N.T.S giấu một gói bạc trong cạp quần”; ”16 giừo 55 phút bắt được N.T.T.C giấu trong ngưòi 6 viên đá quý 10 ly”; “17 giờ 05 bắt quả tang công nhân N.M.K giấu một bông ta trong túi áo bước vào W.C”; “20 giờ 20 phút đã chộp được T.V.C giấu một giỏ vàng 14 cara nặng 50 gram”… Tất cả đều xảy ra tại mục tiêu Hanavina (Khu chế xuất Tân Thuận). Trong giới vệ sĩ không chỉ có anh mà còn có chị vệ sĩ nữa (dù rất hiếm) và họ hàng xử cũng không thua kém giới mày râu: 6 giờ 25 ngày 4-3-2005, tại mục tiêu Mitsuba M.tech Việt Nam, vệ sĩ T.T.N phát hiện 2 kỹ sư mang 78 cái Roto Amatro trong hai giỏ sách đi ra cổng mà không có hoá đơn và đã lập biên bản. Chiến công này được công ty xét thưởng 200.000 đồng.
Tuy nhiên, vượt trên tất cả kỹ năng của người vệ sĩ là đạo đức nghề nghiệp. “Liêm khiết là một trong những đức tính của vệ sĩ S. Đức tính này đã làm tôn vinh truyền thống văn hoá của công ty chúng tôi, luôn luôn được các vệ sĩ tiếp nối bằng những thành tích cụ thể.” , ông H Đức Th khẳng định, cụ thể như: “lúc 17 giờ 15 ngày 18-3-2005, tại Furukawa (Khu chế xuất Tân Thuận), vệ sĩ P.Q.T đã nhặt được một sợi dây chuyền và mặt kim loại màu vàng”; “lúc 14 giờ ngày 30-3-2005, tại Diamond plaza, vệ sĩ H.Đ.Q đã nhặt được thẻ ATM có tài khoản 24.686.587 VND và 2 triệu tiền mặt, do quên thẻ tại máy ATM khu vực Lobby. Số tiền cũng như thẻ đều được giao lại cho khổ chủ là N.M.T ở đường Tô Hiến Thành, Q10”.
Lập chiến công, được khen thưởng, còn nếu vi phạm kỷ luật thì sao? Tình cờ chúng tôi đọc được bảng nội quy tại văn phòng một công ty nọ có đoạn như sau:”Không uống rượu, bia; không đọc sách, báo, đánh bài, tụ tập tán gẫu…trong giờ làm việc”.Vâng, đúng như vậy. “Nếu vệ sĩ ngủ gục, đi trễ hoặc tác phong không đúng với điều lệnh đội ngũ trong lúc tác nghiệp… thì sẽ bị tạm thời đình chỉ công tác”. Đó là quy định của B.A. Ở S cứ định kỳ hàng tháng có đoàn kiểm tra rà soát các mục tiêu để nắm tình hình, ý kiến của khách hàng để có biện pháp xử lý “ngày cả việc ăn nói thiếu lễ độ”. L.M còn có quy định: bỏ họp hai lần, bỏ học một lần sẽ bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo đến hạ bậc lương và chuyển vị trí làm việc; vi phạm nẵng sẽ bị sa thải, đó là trường hợp làm mất mát tài sản ở khách sạn, siêu thị…
Gian nguy và trắc trở
Khi lực lượng đã chuẩn bị đầy đủ và trong tư thế sẵn sàng; vậy tìm đối tác khách hàng ở đâu? Có nhiều cách: qua báo đài, mạng và mối quan hệ riêng tư; đôi lúc khách hàng cũng tự tìm đến. Đó là mối quan hệ hai chiều, với những điều kiện đã được thoả thuận trong hợp đồng. Dĩ nhiên giá cả tuỳ theo tính chất quy mô, tầm cỡ của các mục tiêu bảo vệ để bố trí số lượng vệ sĩ cho phù hợp. Khi chấp nhận một mục tiêu nào đó, bộ phận chuyên môn của công ty sẽ đến điều nghiên kỹ vị trí cần bảo vệ và lên phương án bố trí vệ sĩ. Giá dịch vụ của S cao nhất hiện nay, khách hàng đa số là các công ty Nhật Bản; tiếp đến là Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ…
Ở L.H, tỷ lệ bảo vệ cho doanh nghiệp nước ngoài chếm 80%, trong đó có 3% dành cho VIP. Ngoài lực lượng vệ sĩ di động còn cần đến các công cụ hỗ trợ khác như: lắp đặt hệ thống camera để quan sát tình hình chung, báo trôm, báo cháy… Nhiều công ty có sặn bộ phận kỹ thuật để lo chyện thết kế, lắp đặt và báo giá hoặc chỉ có nhiệm vụ thiết kế sơ đồ lắp đặt, phần còn lại do đối tác khách hàng tự thực hiện.
Hiện nay, L.H đang sử dụng dịch vụ CMS (Centre Monitoring System), không cần sự hiện diện của vệ sĩ tại chỗ mà chỉ nhờ đến hệ thống báo động từ xa. Khi khách hàng có yêu cầu, công ty sẽ lắp đặt thiết bị báo động tại nhà riêng, hoặc các trụ sở, văn phòng, cửa hàng… Hệ thống này nối liền với phòng kiểm soát trung tâm và tại đây “người ta sẽ nhìn thấy những gì đang xảy ra ở mục tiêu”; chủ yếu là báo động trộm, báo cháy.
Trong hợp đòng bảo vệ, khách hàng có thể ghi yêu cầu: thứ nhất, khi có báo động, trung tâm sẽ báo lại cho khách hàng biết hoặc báo cho Công an; thứ hai, khi có báo động, trung tâm sẽ trực tiếp giải quyết và viết báo cáo cho khách hàng.
Đội cơ động sẽ có mặt tại hiện trường chậm nhất là 10 phút. Hiện nay, hàng trăm khách hàng đã ký hợp đồng thuê làm dịch vụ này, chủ yếu là khách nước ngoài như: Sun Wah, City Bank… Ngoài ra công ty còn có một đội xe chuyên chuyển tiền, quý kim… (đang có 2 xe chuyen dụng, bọc thép để chống đạn, cùng 7 vệ sĩ tháp tùng, lưu thông trên đường trong lúc CMS theo dõi từng bước đi.
Nghề bảo vệ luôn cần đến những công cụ hỗ trợ. Trong lúc chưa được phép sử dụng nhiều “công cụ đặc chủng”, nhiều công ty đã có thể nhờ đến một “công cụ đặc biệt” khác cũng khá hữu hiệu, đó là khuyển nghiệp vụ. Đ.N.A có riêng một trung tâm huấn luyện khuyển nghiệp vụ với diện tích 2.000 mét vuông tại Q.9, TPHCM. Trung tâm đang nuôi dạy 20 con berger, trong đó có 2 con đang làm nhiệm vụ ở công trường xây dựng, chuyên tuần tra ban đêm, chống đột nhập từ bên ngoài, tại nhà máy đạm Phú Mỹ, nhà máy bia Laser. Đ.N.A cũng sử dụng “công cụ” này để hỗ trợ trong những trường hợp cần chống bạo động đông người, kẻ thủ ác hung hãn…
Cũng trong hướng hỗ trợ này, nhiều công ty cũng quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương, công an khu vực, dân phòng… nơi đối tác khách hàng cư trú, để kết hợp khi cần hành sự. Tuy nhiên cũng có những lúc “không như mong muốn”, Công an phường(xã) không đếnvì “ngoài tầm tay” hoặc “không thuộc khu vực quản lý”.
Tại một xí nghiệp thuộc Q.12, TPHCM “có lộn xộn” vào lúc 3 giờ khuya, M.C phải huy động lực lượng đến tăng cường và tự giải quyết. Trường hợp khác: một người đàn ông Nhật 55 tuổi hay có thói quen ăn chơi la cà tại các quán bar, vũ trường… khi bị người khác gây sự lại gọi ông Giám đốc công ty và đích thân ông này đến hiện trường để dàn xếp, dù lúc đó đã 2 giờ khuya. ở những xí nghiệp, công trường xây dựng lớn… thường đông người và phức tạp hơn; nhiều công nhân lợi dụng trà trộn, giấu đồ trong người đưa ra ngoài, đôi lúc khá tinh vi như: giấu “hàng ăn cắp” trong trái banh, đá qua khỏi tường rào cho đồng bon chờ sẵn bên ngoài, khi bị vệ sĩ bắt quả tang, họ đâm ra thù oán và dẫn ngườ nhà, đồng bọn cùng hung khí đến gây sự.
Ngoài các vụ diễn biến mang tính manh động, “cuộc chiến dành cho các vệ sĩ” còn diẽn ra ở chốn pháp đình. Đó là trường hợp một khách hàng kiện M.C với lý do “các vệ sĩ thiếu… chuyên nghiệp”, không hoàn thành nhiệm vụ nên yêu cầu chấm dứt hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại. Cuộc chiến cân não dằng dai trong 9 tháng, có cả luật sư Nguyễn Đăng Trừng tham gia bào chữa cho nguyên đơn. Hai bên luật sư tranh luận, phân tích, mổ xẻ từng… chữ trong hợp đồng. Cuối cùng hai bên đều phải điều đình, dàn xếp… bên ngoài toà án, các vệ sĩ sẽ trở lại làm việc như cũ.
Lại có những đối tác hay trả giá, mặc cả, chẳng hạn bảo vệ cho một cuộc triển lãm đáng gia 18 triệu nhưng họ chỉ trả 13 triệu đồng, và cuối cùng thân chủ tự thuê những người đang thử việc để bảo vệ. Đối với công ty nước ngoài, hợp đồng khá chi tiết, chặt chẽ, chẳng hạn: “ Tuần tra bảo vệ khu vực hạn chế của nhà máy và các nhà văn phòng, bảo đảm các nơi này luôn an toàn và an ninh. Ngăn chặn kịp thời các hàng vi phá hoại và trộm cắp…”
Còn hơn thế nữa
Tất cả các điều kiện trên đây chưa phải là…”cái gì ghê gớm lắm” đối với vệ sĩ; có nơi còn hơn thế nữa. Khu vực khách sạn New World rộng lớn đến thế mà chỉ có 2 vệ sĩ L.H canh giữ (do yêu cầu cảu đối tác), đối diện khách sạn là công viên 29-3. Nơi đây từng hội tụ các tệ nạn xã hội do băng nhóm Ng. Ngớ cầm đầu, quy tụ trên 20 đàn em, thường xuyên tổ chức hoạt động mại dâm, ma tuý… có cả xe chuyên đổ gái xuống công viên… y như một cuộc hành quân bố ráp, và cũng có chiều ngược lại “có đi, có về”.
Thật ra đa số trường hợp chỉ dàn cảnh để trấn lột khách tìm hoa. Số “ăn theo” còn có xích lô, taxi, bán hàng rong… nhất là loại taxi mù luôn thừa cơ “bóp cổ” trấn lột khách. Một lần nọ vệ sĩ T.T.N thi hành nhiệm vụ của mình là “mời anh ra ngoài đậu xe vì đã quá thời hạn quy định” mà bị phản ứng, giằng co tại chỗ. Tuy nhiên, sau cùng tài xế phải thực hiện theo yêu cầu. Không ngờ tài xế đó lại rắp tâm trả thù. Chờ lúc anh N đi xe trên đường vắng đêm khuya, sau giờ tan ca, kẻ thủ ác tấn công từ phía sau bằng cây sắt, nhưng nhờ có “nghề” anh N đã khống chế được và thoát nạn. Còn chuyên tranh chấp làm ăn, ép xe đánh nhau thì thường xuyên xảy ra tại đây. Một khi tình hình trở nên nghiêm trọng, đội đặc vệ của L.H được điều đến hiện trường giải quyết
Chuyện cười
Trong vườn quả, chú bảo vệ thấy Dũng, cậu bé hàng xóm đang trèo lên cây táo. Chú nói dạo để Dũng sợ:
– Giỏi nhĩ. Xuống ngay đi, không nghe lời chú sẽ mách bố đấy!
– Dũng: Chú đừng mất công
– Cậu ta cười hì hì rồi tiếp: Bố cháu đang ngồi trên cây táo bên kia kìa.
Sau khi trải qua 81 kiếp nạn, thày trò đường tăng cũng đến đc đất phật để thỉnh kinh. Anh em hồ hởi gặp như Lai.
– Như Lai: các chú có mang theo USB ko đấy ?
– Đường Tăng: sặc..
– Như Lai: thế anh truyền kinh cho các chú bằng gì bây giờ?
– Ngộ Không nhanh trí : anh bắn bluetooth vào di động cho em.
– Ngộ Không lắc mạnh tay con di động anycall haptic hiện ngay bluetooth enable.
– Như Lai ăn chơi không kém rút con netbook từ túi quần hiệu sony vaio P kích thước 16×9 ra, chỉ trong vài giây, việc truyền kinh đã xong và Như Lai bay đi.
– Đường Tăng lẩm bẩm, biết thế ở nhà search Google download cho nhanh
Một du khách Anh đến đảo Corse. Ông thấy trên bến cảng một ngư dân trẻ đang nằm trên thuyền câu hút thuốc và nhìn trời. Ngạc nhiên, ông hỏi:
– Tại sao anh không làm việc để có chiếc thuyền thứ hai?
– Để làm gì?
– Với số tiền có được từ con thuyền thứ hai, anh sẽ mua chiếc thứ 3, thứ 4, rồi cả đoàn thuyền.
– Rồi sao nữa?
– Với số tiền có được từ đoàn thuyền, anh có thể nghỉ ngơi.
– Vậy ông xem, tôi đang làm gì đây?
Cộng doanh số bán hàng trong ngày, thấy nhân viên mới đến bán được những 100 ngàn đôla, chủ cửa hàng gọi anh này lên hỏi:
– Chỉ với một vị khách, làm thế nào mà cậu bán được ngần ấy tiền hàng?
– Đầu tiên, ông ta mua một lưỡi câu nhỏ. Sau đó tôi khuyên ông ta mua thêm một cái loại vừa và một cái lớn. Mua xong lưỡi câu, tôi bảo ông ta nên mua thêm dây câu: loại nhỏ, loại nhỡ và loại to. Tiếp đến là cần câu, lều câu, xuồng câu hai động cơ… Cuối cùng, thay vì chúng ta phải chở hàng đến tận nhà cho khách, tôi khuyên ông ta nên mua luôn một chiếc microbus chuyên dùng để chở xuồng và đi picnic.
– Như vậy là cậu đã thuyết phục và bán cho ông ta tất cả mọi thứ bắt đầu từ ý định chỉ mua một cái lưỡi câu. Giỏi lắm!
– Cậu nhân viên giải thích: Không hẳn thế đâu ạ! Ông ta đến mục đích chính là mua một hộp băng vệ sinh cho vợ. Nhưng tôi khuyên ông ta rằng: Nếu vợ ông ở tình trạng như vậy, thì ông không nên ở nhà mà tốt nhất là đi câu vài ngày.
Trong dịp nghỉ hè, nhà văn Victor Hugo đến một ngôi làng xinh đẹp. Cuộc sống ở đây thật thanh bình, ngày nào ông cũng thả ngựa gặm cỏ trên cánh đồng, còn mình thì lim dim tựa gốc cây tìm ý tưởng… Một hôm, choàng dậy thì ông đã thấy con ngựa biến mất. Tức điên lên, nhà văn bổ đi tìm nhưng vô ích. Thất thểu về nhà, gặp một ông cụ nông dân đi dạo trên đường, nhà văn than phiền về con ngựa. Ông cụ nhìn Hugo như một “quái vật” rồi khẽ đáp:
– Làng này toàn người tự trọng cả, không ai làm chuyện ấy đâu.
– Chợt cụ sực nhớ ra: À, mà này, cách đây mấy hôm, nghe nói có cái ông nhà văn gì đấy từ Paris đến. Hay là…
Thầy giáo trẻ hỏi học sinh:
– Ai đã hái trộm táo của trường và còn làm gãy cả cành?
– (Im lặng)
– Thầy cao giọng hỏi đầy vẻ ám chỉ: Nào Peter, em có biết không?
– Thưa thầy, em ngồi ở cuối lớp nên chẳng nghe thấy thầy hỏi gì ạ.
– Em nói thế nào ấy chứ. Thôi được rồi, tôi sẽ có cách kiểm tra. Bây giờ em hãy thử hỏi tôi một câu gì đó, xem tôi có nghe rõ không?
– Vâng ạ, xin thầy hãy nói xem, hôm qua ai đã hôn chị gái em ở dưới gốc cây sồi già?
– Peter, em nói rất đúng. Thầy chẳng nghe thấy em hỏi gì cả.
-Nàng: Hôm qua anh xem trộm nhật ký xủa em phải không?
-Chàng: Sao em biết?
-Nàng: Em xem nhật ký của anh thấy có ghi vụ đó!
Thấy cô nhân viên đang gân cổ lên tranh cãi với khách hàng, sếp rất bực, gọi lại bảo:
– Tôi đã nhiều lần lưu ý cô là khách hàng luôn luôn đúng. Tại sao cô lại làm căng với ông ta như thế?
– Nhưng thưa sếp, ông khách này lại cứ khăng khăng rằng ông ta đã sai lầm ạ!
Trong lúc chờ chú rể , cô dâu không có việc gì làm nên mở tủ lấy cái váy ra ướm thử , quay trước quay sau rồi thốt lên thất vọng :
– ” Ôi trời ơi , sao màu của nó lại thâm thâm xỉn xỉn thế này ? ”
Chú rể trong phòng giật mình , mặt nóng ran .
– ” Lại còn nhăn nheo nữa , anh yêu ! ”
Khuôn mặt chú rể chuyển từ đỏ sang tím , giận tê tái không nói được lời nào …
– ” Xem nào ,giời ạ ! Đã thế nó lại còn ngắn tủn , chắc không vừa với em rồi ! ” – Cô dâu buông lời kết luận
Chú rể không chịu nổi nữa , đạp cửa đánh rầm một cái , tồng ngồng chạy ra khỏi buồng tắm , giọng sừng sộ :
– ” Cô thật chẳng coi tôi ra cái gì ! Đã bảo khi tôi tắm không được nhìn trộm cơ mà !!! ”
– Cô dâu : .?…
Người hát rong thuê vệ sĩ chó
Chàng hát rong tâm sự: “Nhiều người không nhận ra tôi đang ngồi trong thùng và cứ coi như tiền không chủ. Phải vất vả lắm mới chui ra chui vào cái thùng này được. Bởi vậy tôi đã mang Obi đi cùng. Chú chó này rất ngoan và chỉ đứng trên nóc thùng, nhìn mọi người qua lại”.
Theo Ananova, ban đầu, Charlie biểu diễn trong thùng như một trò vui. “Một ngày, tôi nhìn thấy thùng rác rỗng ở trung tâm thành phố và tôi liền nghĩ mình có thể chui vừa trong đó. Tôi chui vào để làm trò với bạn bè. Sau đó, tôi học chơi đàn guitar và một người bạn nhắc lại chiếc thùng. Bởi vậy tôi quyết định kết hợp hai thứ đó”.
Charlie nói rằng, anh luôn thu hút rất đông người tò mò khi họ không biết tiếng hát cất lên từ nơi nào. “Họ có thể nghe thấy tôi nhưng không nhìn thấy. Bởi vậy họ luôn dừng lại và cố gắng tìm xem tôi ở đâu”.
Tuy nhiên, ở trong thùng cũng khiến anh chàng này gặp nhiều phiền phức: “Thỉnh thoảng có người lại ném rác vào trong thùng vì không biết tôi đang ở trong”, anh kể.
Nhọc nhằn nghề bảo vệ đêm
Công ty bảo vệ SBC – Trong đêm tối, dưới ánh đèn điện cao áp mờ mờ, P.V.D (19 tuổi, trú xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế) đang bảo vệ cho một công ty trên đường Nguyễn Tri Phương gật gà ngồi ngủ. Thấy chúng tôi, D. tái mặt ấp úng bởi nghĩ chúng tôi là người quản lý lực lượng bảo vệ. Dúi dúi đôi mắt, D. nói: Em xin lỗi vì buồn ngủ quá. Cả ngày hôm qua không ngủ được.
Dù trời nắng hay trời mưa, dù khó khăn, nhọc nhằn nhưng vì mưu sinh nên lực lượng bảo vệ vẫn không rời mục tiêu.
Khi hỏi về hoàn cảnh gia đình, D. ngập ngừng nói: Là con trai đầu trong gia đình có 6 anh em. Nhà nghèo, mới học lớp 11 em phải nghỉ học do không có tiền đóng học phí. Ở quê, không có nghề nghiệp, em cùng bố đi bắt chim, sập thú hằng ngày, cuộc sống hết sức túng thiếu. Bên cạnh đó, nhà đông người, ruộng vườn lại ít nên rất khó khăn. Mới 17 tuổi, em phải bôn ba nhiều nơi để lao động kiếm sống nhưng đồng lương quá ít, không đủ tiền để giúp gia đình. Nghe một người quen giới thiệu, em đến Đà Nẵng xin vào làm nghề bảo vệ với hợp đồng mỗi tháng gần 2 triệu đồng.
Có điều, em phải trực ca đêm. Ban đầu mới vào trực, em không chịu nổi sự buồn ngủ. Tưởng chừng như em phải bỏ cuộc giữa chừng nhưng nghĩ đến hoàn cảnh gia đình còn quá khó khăn, sự khó khăn trong tìm việc của một kẻ không bằng cấp như mình, nên em đã cố thích nghi và từng bước vượt qua. Dù hiện nay, đôi lúc ban ngày không ngủ được, ban đêm cũng phải gà gật nhưng em phải hết sức cố gắng để làm tốt nhiệm vụ, không để bị trách phạt. Trình độ như bọn em, nếu không bán sức lao động để làm thuê với một cái giá rẻ mạt thì khó kiếm đâu một công việc tốt, nhẹ nhàng. Nghề bảo vệ dù nhọc nhằn, nhưng chúng em được tôn trọng khi làm việc và nếu biết tiết kiệm thì mỗi tháng cũng có tiền gửi về để phụ giúp gia đình.
Hiện tại, trên địa bàn thành phố có hàng trăm người bảo vệ phải làm việc ban đêm. Đêm về là lúc gia đình được sum vầy, nhưng những con người ấy phải bỏ qua những giây phút được ở bên gia đình, vợ con, gắng gượng chống chọi với sự rét lạnh, những lúc buồn ngủ đến điên người, không gian vắng lặng đến cô độc.
Không chỉ vậy, họ bỏ qua cả những niềm vui chung của xã hội chỉ vì mưu sinh. Trong những đêm diễn ra cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế 2010, hàng chục nghìn người ồ ạt kéo về bờ sông Hàn thơ mộng để thưởng ngoạn. Nhưng đối với những người làm nghề bảo vệ ban đêm, họ phải cố quên điều đó để chú tâm làm tốt công việc của mình. Anh Huỳnh V. T. làm bảo vệ tại một công ty trên đường Nguyễn Văn Linh thổ lộ: Nghe tiếng pháo hoa nổ mà lòng nao nao, muốn bỏ “mục tiêu” để đi xem. Nhưng ngẫm lại, vì miếng cơm manh áo nên ngậm ngùi “hưởng thụ” bằng thính giác. Cuộc sống mà, biết làm sao được! Xã hội đã phân công mỗi người mỗi nghề, mình không có trình độ đành chịu thôi. Nếu bỏ đi, lỡ bị đuổi việc thì sao?
Vất vả đã đành, nghề bảo vệ còn phải đối mặt với những hiểm nguy trong đêm tối. Theo ngành Công an cho biết, những năm qua, có nhiều vụ án tội phạm đã tấn công lực lượng bảo vệ để cướp tài sản. Những vụ án như thế thường có số tài sản bị mất rất lớn. Điển hình, vào giữa năm 2003, trên đường Hoàng Văn Thụ (Đà Nẵng), bọn tội phạm đã trói bác bảo vệ của một cơ quan Nhà nước để cướp hơn 1,6 tỷ đồng. Năm 2005, tại tiệm vàng T.N, kẻ gian đột nhập dùng dây trói, nhét giẻ vào mồm bảo vệ, sau đó ngang nhiên cướp đi 15kg vàng cùng nhiều đồ vật khác. Mới đây nhất, vào ngày 5-8-2009, bọn cướp đã đột nhập vào một trường học trên địa bàn quận Thanh Khê, trói bảo vệ rồi cạy két sắt lấy đi hàng chục triệu đồng.
Qua một số vụ trói bảo vệ, cướp tài sản nêu trên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội. Theo như ngành Công an, hiện nay, bọn tội phạm hết sức manh động. Để hoạt động phạm tội, bọn chúng có quá trình theo dõi. Sau khi phát hiện các cơ quan, doanh nghiệp không có lực lượng bảo vệ, hoặc có nhưng mỏng thì chúng ra tay hành động. Khi tiếp xúc với những người bảo vệ ban đêm, họ cho biết: Khi phải bảo vệ ở những doanh nghiệp có tài sản lớn thì càng thấy lo lắng hơn. Nếu như bọn tội phạm có ý đồ xấu thì một mình khó để đối phó. Chúng tôi sẽ cố gắng làm tốt công việc của mình, chỉ hy vọng các lực lượng chức năng phát huy sức mạnh để xã hội ngày càng ổn định, không còn bọn tội phạm lộng hành.
Công ty dịch vụ bảo vệ SBC St
Gian nan nghề Bảo Vệ, Vệ Sĩ
Dịch vụ bảo vệ SBC – “Đơn điệu, buồn tẻ! Nghề này là vậy, chẳng có gì vui đâu!” – Hiền, vệ sĩ một công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ nhất nhì thành phố, bộc bạch khi chúng tôi đòi nghe những chuyện vui buồn trong đời vệ sĩ của anh.
Theo anh, làm nghề này, riết rồi những thói quen trong công việc cũng nhiều lúc “bị ứng dụng” một cách rất tự nhiên vào trong cuộc sống đời thường. Đến bất cứ chỗ nào, cặp mắt cũng láo liên để quan sát cách ăn mặc của người này, từng cử chỉ của người nọ. Những hôm không có ca trực, tranh thủ đi chơi với vợ, đến chỗ đông người – như một phản xạ quen thuộc – việc đầu tiên của anh là đảo mắt tìm… chuông báo động, bình chữa cháy, lối thoát hiểm! Vậy đó (dù không hề cố ý), an toàn vẫn là ưu tiên số một. Chuyện vui vẻ tính sau!…
Anh T., nhân viên công ty A, cho biết, đề phòng những trường hợp người cai nghiện đói thuốc “làm ẩu”, anh phải theo sát nhất cử nhất động của họ. Đến nỗi, lúc người cai nghiện đi tiểu, anh cũng phải đứng canh bên ngoài toalet! Nhưng giới bảo vệ nhận xét, theo nghề này, “nhẫn” nhất là những người làm việc trong các khách sạn, nhà hàng; còn “liều” nhất là những người làm trong các quán bar, vũ trường, sàn nhảy. Làm nhà hàng phải cực “nhẫn” vì phải chiều lòng hai tầng “thượng đế”; còn làm trong các quán bar, vũ trường, khó tránh những nguy hiểm đến tính mạng!
Có vẻ xương xẩu như thế, nhưng nghề vệ sĩ khá “hút hàng” trong vài năm gần đây. Càng ngày, càng có thêm nhiều doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này ra đời. Theo đó, đông đảo lao động, nhất là giới trẻ, nô nức tham gia. Hầu như các công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ đều có quy trình tuyển dụng người na ná nhau. Trẻ, khỏe, thể hình tốt – đó là điều kiện cần để “đóng” tên mình vào những lớp chiêu sinh vệ sĩ. Qua vòng sơ tuyển, các ứng viên sẽ được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp theo một giáo trình riêng. Trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tháng, các vệ sĩ tương lai sẽ được trang bị một số “vốn” căn bản, từ trình độ võ thuật đến những kiến thức tổng quan về luật (Luật Lao động, Luật Hình sự…) tác phong làm việc (cách viết báo cáo, ghi chép điều tra, thẩm vấn; cách sử dụng các loại máy thông tin; rèn luyện trí nhớ); phương pháp phòng chống trong những trường hợp cụ thể; cách bảo vệ, tự vệ, sơ cấp cứu, phòng cháy, chữa cháy… Thế vẫn chưa ổn đâu. Xong khóa đào tạo, các học viên này sẽ được phân công về các nhà máy, công trường, công ty, xí nghiệp, cao ốc… để thực nghiệm. Qua kỳ sát hạch, trở thành nhân viên chính thức của công ty, lúc ấy, mới được gọi là vệ sĩ – tức là một nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp.
Bát nháo chuyện thương trường
Nhiều người đưa giả thuyết, nghề vệ sĩ ở ta hiện nay có gốc gác sâu xa từ hoạt động bảo tiêu bên Trung Quốc. Nếu giả thuyết ấy đúng thì nghề này đã có lịch sử từ mấy ngàn năm rồi! Manh nha từ đời nhà Tống, nghề bảo tiêu phát triển cực thịnh dưới thời Mãn Thanh, ấy là do thời gian này hoạt động giao thương quốc tế được mở rộng hơn nhờ con đường tơ lụa. Nhưng có lẽ, Âu – Mỹ mới là mảnh đất phì nhiêu cho nghề vệ sĩ sinh sôi, nhất là trong khoảng thời gian gần trăm năm trở lại đây. Nhưng còn ở Việt Nam, chỉ từ khi nước ta bắt đầu mở cửa, nghề này mới dần dà trở thành một nhu cầu thực tế và ngày một phát triển như hiện nay.
Lúc trước, thường các cơ quan doanh nghiệp đều chỉ sử dụng “bảo vệ vườn” – tức là lực lượng bảo vệ của chính nội bộ cơ quan, tổ chức ấy. Dần dần, khi nghề vệ sĩ bắt đầu hình thành và bắt nhịp với đời sống hiện đại, lớp bảo vệ “cây nhà lá vườn” mới ngày một ít dần đi. Thay vào đó là xu hướng sử dụng những vệ sĩ chuyên nghiệp của các công ty cung ứng.
Nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp ở Việt Nam khá mới mẻ. Trong giới doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực an ninh dân sự này, Yuki Spe 24, Long Hải, Thăng Long, Sài Gòn Nam Chính Trực trả lương nhân viên tương đối cao. Còn lại tại hầu hết các công ty khác, hiện nay bình quân thu nhập mỗi vệ sĩ chỉ ở ngưỡng 700.000 – 1.000.000 đồng/tháng. Mức thu nhập này chưa hẳn đã cao so với các ngành nghề khác, nhưng khá đông thanh niên tìm việc vẫn hăng hái lao vào. Mỗi người theo đuổi nghề này đều có một lý do riêng nhưng chung quy theo họ đây là một nghề “có sức hấp dẫn đặc biệt”.
Nghề kinh doanh dịch vụ an ninh dân sự này hằng năm đem về cho các công ty một khoản doanh thu không thể gọi là nhỏ. Vì thế, thấy người “ăn khoai”, kẻ khác cũng “vác mai đi đào”. Theo số liệu mới nhất, cả nước hiện có trên 80 công ty, riêng TP.HCM đã có hơn 69 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này.
Nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ là một nghề đặc biệt. Công an là đơn vị cấp phép và quản lý. Tuy nhiên, việc quản lý chủ yếu cũng chỉ quanh quẩn về mặt hình thức, hành chính. Chính trong những cuộc họp với doanh nghiệp, cấp quản lý vẫn thừa nhận đây đó việc quản lý còn có chỗ lỏng lẻo sơ sài. Về đào tạo, trước đây, đa số doanh nghiệp ký kết hợp đồng với các trung tâm, đơn vị chuyên môn – các trường đại học, trung học cảnh sát, an ninh, cảnh sát PCCC, hội chữ thập đỏ… Nhưng thực tế hiện nay, phần lớn quá trình đào tạo đều do các công ty, doanh nghiệp tự đảm nhận. Các doanh nghiệp vừa là tổ chức đào tạo vừa là nhà cung cấp dịch vụ, xét một mặt nào đó thuận lợi cho người lao động. Thế nhưng hình thức độc quyền đó trong nhiều trường hợp đã dẫn đến hành động lừa đảo – một công ty dịch vụ bảo vệ ở quận Tân Phú, TP.HCM mà chúng tôi chưa tiện nêu tên – doanh nghiệp chiêu sinh, đào tạo (dĩ nhiên có thu học phí đàng hoàng) nhưng lại không bố trí việc làm cho người lao động. Chất lượng vệ sĩ còn mơ hồ ở chỗ nhiều doanh nghiệp do chạy theo lợi nhuận đã tiết kiệm hóa, đơn giản hóa quá trình đào tạo. Từ đó nhiều “sản phẩm” xuất xưởng không đạt yêu cầu về mặt nghề nghiệp. Lương thấp, không được đào tạo bài bản, quản lý nghiêm ngặt, không ít nhân viên bảo vệ an ninh đã làm những chuyện khó có thể chấp nhận: thông đồng ăn cắp tài sản của khách hàng, hành hung,, bôi nhọ danh dự, xúc phạm nhân phẩm đồng loại, cư xử theo lối giang hồ làm mất trật tự trị an nơi được phân công công tác…
Bạn đọc hẳn còn nhớ: cách đây không lâu, năm 2002 đã từng xảy ra vụ Xí nghiệp Toyota Đông Sài Gòn (TESC) thuê vệ sĩ Công ty bảo vệ TL để giải quyết tranh chấp mặt bằng với Công ty TNHH Ô tô Đông Sài Gòn (DOSAGO). Toán vệ sĩ này cùng với cánh bảo vệ nội bộ của TESC đã dùng dùi cui, roi điện phong tỏa khu vực tranh chấp. Cuộc hỗn loạn có sự tham gia của lực lượng bảo vệ chính quy này đã gây ra một dư luận rất xấu trong nhân dân. Mới đây nhất, ngày 14/4/2004, tại khu công nghiệp Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, do giải quyết hiềm khích với nhau, hai nhóm bảo vệ Y.S và T.L “71” đã gây ra một vụ ẩu đả. Theo Thiếu tá Trần Quang Hiệp, Trưởng Công an thị trấn Phú Mỹ, sự vụ xuất phát từ việc ngày 28/3/2004, một nhân viên của Công ty T.L bị bảo vệ của Công ty Y.S bắt làm kiểm điểm vì tình nghi bảo vệ của T. L ăn cắp dầu. Tối 14/4/2004, toán nhân viên của T.L đã bất ngờ kéo lực lượng từ thôn Ngọc Hà qua Quảng Phú (cùng ở thị trấn Phú Mỹ) “viếng” nhà trọ của đám nhân viên Y.S. Một cuộc tập kích bằng mưa đá, gậy gộc diễn ra. Toán bảo vệ T.L xông vào nhà trọ của nhân viên Y.S đập bể cửa kính, lôi 3 nhân viên của Y.S ra hành lang đánh, bắt quỳ xuống xin lỗi. Một cách hành xử chắc chắn hoàn toàn không có trong giáo trình huấn luyện nghề vệ sĩ.
Chắc sẽ có nhiều người bảo: sự việc đó cũng chưa có gì ghê gớm! Nhưng nếu đặt trong bối cảnh nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ đang bộc phát (chưa chắc đã được kiểm soát chặt chẽ!) như hiện nay, trong khi chưa có một quy định nào khả dĩ hướng dẫn cặn kẽ cho các doanh nghiệp hoạt động (ngoài Nghị định 14, 47 của Chính phủ và Thông tư 07 của Bộ Công an), chưa có những chế tài thật nghiêm minh để xử lý những trường hợp vi phạm… cộng với ảo tưởng về một thứ quyền lực mơ hồ có được do tác phong “oai vệ” và công việc đặc biệt của mình tạo ra, một bộ phận vệ sĩ đã hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp như thế. Bên cạch đó, thực tế đã có việc một số doanh nghiệp thành lập nhưng không hoạt động được và tự tiện chuyển giao tư cách pháp nhân cho người khác, cũng như khâu tuyển chọn và quản lý nhân viên của nhiều công ty chưa thật chu đáo, kỹ càng. Giả dụ, nếu có những đối tượng xấu trà trộn, lợi dụng hoạt động làm ảnh hưởng tình hình an ninh trật tự thì sao? Rõ ràng, nếu không kiểm soát được đây sẽ là một lực lượng bảo kê, vô tình có được sự tiếp tay của Nhà nước. Điều đó thật nguy hiểm khôn lường.
Nguyên thủy, nghề vệ sĩ ra đời không chỉ nhằm mục đích kinh doanh. Và dù khá mới mẻ nhưng từ lúc xuất hiện đến nay, nghề vệ sĩ đã góp phần không nhỏ trong phong trào bảo vệ anh ninh, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật khác… Đã có những tấm gương người tốt việc tốt là vệ sĩ – ngăn chặn những vụ móc nối trộm cắp trong các khu chế xuất, truy bắt tội phạm cướp giật, nhặt được của rơi trả người bị mất,… Đặc biệt điển hình như gương nhân viên Công ty Đ.N.A dũng cảm cứu hơn 300 người thoát chết trong vụ cháy ITC. Đó là những hạt nhân tích cực trong phong trào giữ gìn bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội rất đáng khen ngợi. Chắc chắn họ làm việc đó vì không chỉ mình vai u thịt bắp, có dùi cui, nón két, roi điện, bộ đàm…
Ai đó đã nói rằng người vệ sĩ hiện đại cần phải biết cách quên để nhớ nhiều thứ. Nhưng có một thứ họ không thể quên đó là đạo đức và lối hành xử có văn hóa, ít nhất cũng là tối thiểu của một người bình thường. Trong nhiều giáo trình huấn luyện của các công ty vệ sĩ đều có nhắc: “Bạo lực, võ thuật chỉ là phương tiện tự vệ cuối cùng”. Bài học thật hay, nhưng không hiểu đặt trong tình trạng nghề kinh doanh bảo vệ còn tranh tối, tranh sáng như hiện nay, liệu nó có hiện diện được suốt mỗi thời khắc trong đời người vệ sĩ?
Công ty SBC St