Trao bằng khen cho nhân viên Phạm Thị Thanh tại Toyota Boshoku
Ngày 14 tháng 06 năm 2018. Trong ca trực bảo vệ tại mục tiêu Toyota Boshoku,
Nhân viên bảo vệ Phạm Thị Thanh số hiệu: SBC 4503. Đã phát hiện phía trên yên xe máy của cán bộ công nhân công ty ToyotaBoshoku có một chiếc hộp bên trong đựng nhẫn vàng 9999.
Với tinh thần trách nhiệm trung thực đã được phía công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ và thương mai SBC đào tạo huấn luyện. Chị Thanh đã ngay lập tức thông báo cho Chỉ Huy mục tiêu lập biên bản ghi chép phát hiện đồ bị bỏ quên. Và trao trả lại cho người bị đánh rơi.
Để vinh danh lòng trung thực của chị, cũng như lan truyền đức tính tốt đẹp này trong công ty. Phía SBC Security quyết định tặng bằng khen và một phần quà nhỏ cho chị Thanh:
Trong buổi lễ long trong đó có sự góp mặt của lãnh đạo đại diện phía ToyotaBoshoku:
“Một lần nữa, xin cảm ơn chị, cùng những con người SBC, đã đem đến một môi trường làm việc an toàn, trật tự” trích lời lãnh đạo Toyota
Siêu đặc nhiệm bảo vệ thượng đỉnh Mỹ – Triều
Singapore tung siêu đặc nhiệm bảo vệ thượng đỉnh Mỹ – Triều
Singapore có thể điều động lực lượng đặc nhiệm Gurkha, những chiến binh nổi tiếng tinh nhuệ và thiện chiến hàng đầu thế giới, bảo vệ thượng đỉnh Mỹ – Triều ngày 12/6.
Theo nhiều nhà ngoại giao, dù Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un sẽ có mật vụ tháp tùng, Singapore vẫn áp dụng đủ biện pháp an ninh tối đa theo đúng tiêu chuẩn dành cho các sự kiện chính trị quan trọng.
Địa điểm tổ chức thượng đỉnh, các tuyến đường và khách sạn trọng điểm sẽ được bảo vệ bởi cảnh sát vũ trang của Singapore, trong đó có các đơn vị đặc nhiệm người Gurkha đến từ Nepal.
Đặc nhiệm Gurkha canh gác bên ngoài khách sạn Shangri-La từ ngày 1-3/6. Ảnh: Reuters. |
Cuối tuần qua, Singapore cũng điều động lực lượng này đảm bảo an ninh cho sự kiện Đối thoại Shangri-La 2018. Nhiều chuyên gia an ninh đánh giá đây là đợt “chạy thử” trước thềm thượng đỉnh Mỹ – Triều ngày 12/6.
Trong khi đó, người phát ngôn của cảnh sát Singapore vẫn không tiết lộ vai trò của lực lượng đặc nhiệm này trong kế hoạch an ninh sắp tới.
Bộ tộc chiến binh huyền thoại
Mỗi khi được chính phủ Singapore triển khai làm nhiệm vụ, các chiến binh Gurkha luôn vũ trang “tận răng” với áo giáp, súng trường tấn công FN SCAR của Bỉ, súng lục dự phòng và con dao lưỡi cong khukri. Theo truyền thống của bộ tộc chiến binh Nepal, một khi dao khukri rời khỏi vỏ thì phải có kẻ đổ máu.
Đặc nhiệm Gurkha được vũ trang “tận răng”. Ảnh: Reuters |
“Đây là lực lượng tinh nhuệ nhất của Singapore. Họ được rèn luyện để đáp ứng những yêu cầu khắt khe và nhiều áp lực như sự kiện lần này”, ông Tim Huxley, giám đốc trung tâm tại Singapore của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), trả lời Reuters.
Quân đội Anh đã duy trì chính sách này hơn 200 năm qua, kể từ khi chứng kiến sự dũng mãnh của các chiến binh Gurkha trong chiến tranh Nepal vào thế kỷ 19. Giờ đây, những người con của bộ tộc thiện chiến trên vùng núi Himalaya trở thành “át chủ bài” lợi hại của quân đội Anh, Ấn Độ, Brunei và cảnh sát Singapore.
Những chiến binh Gurkha từng xuất hiện trong cả 2 cuộc chiến tranh thế giới, đến quần đảo Falklands phía nam Thái Bình Dương trong cuộc chiến Anh – Argentina và thậm chí đã tham chiến tại Afghanistan.
“Át chủ bài” của cảnh sát Singapore
Theo thống kê của IISS, 1.800 chiến binh Gurkha trong biên chế cảnh sát Singapore, được phân vào 6 đại đội bán quân sự.
Giữa một Singapore đa văn hóa và đa sắc tộc, lực lượng đặc nhiệm Gurkha với hình ảnh trung lập là một “tài sản” an ninh quý giá đối với chính phủ nước này, ông Huxley nhận định. Lực lượng Gurkha thường xuyên được triển khai bảo vệ các VIP và chống bạo động. Khi căng thẳng khu vực gia tăng, những đơn vị Gurkha được điều động đến bảo vệ những trường quốc tế và biên giới Malaysia – Singapore.
Đơn vị đặc nhiệm Gurkha diễn tập chống khủng bố đầu năm 2018. Ảnh: Yahoo. |
Các chiến binh Gurkha được Singapore tuyển dụng khi mới 18-19 tuổi. Họ sẽ phục vụ trong biên chế cảnh sát đến năm 45 tuổi mới được hồi hương. Con em của những chiến binh này được theo học tại các trường địa phương. Tuy nhiên, những chiến binh Nepal không được phép cưới phụ nữ Singapore.
Singapore dành riêng Trại Mount Vernon, khu vực ngoại ô thành phố, cho các chiến binh Gurkha cùng gia đình sinh sống. Thường dân Singapore nếu không có nhiệm vụ sẽ không được phép đặt chân đến nơi này.
Giờ giấc sinh hoạt cũng được quản lý nghiệm ngặt, vợ của một đặc nhiệm Gurkha cho biết. “Mỗi đêm, lệnh giới nghiêm bắt đầu vào lúc 0h. Nếu có lý do chính đáng, phụ nữ vẫn được phép ra khỏi trại, nhưng đàn ông thì không bao giờ được vi phạm lệnh giới nghiêm”, cô cho biết.
“Ở đây chúng tôi phải lên giường trước 10h30 mỗi tối. Chúng tôi không được mở nhạc hay những thú vui khác. Dù chúng tôi đang mở tiệc thì cũng phải dừng lại khi đến giờ. Nếu ngoan cố vi phạm, lực lượng tuần tra sẽ có biện pháp cưỡng chế”, cô nói thêm.
Con mắt nhà nghề của các mật vụ bảo vệ tổng thống Mỹ
Mật vụ Mỹ có kỹ thuật, chiến thuật để phát hiện dấu hiệu bất thường nhằm bảo vệ tổng thống Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và các mật vụ. Ảnh: palmbeachdailynews. |
Mark Sullivan, cựu giám đốc Cơ quan Mật vụ Mỹ (USSS), người từng chỉ huy các chiến dịch bảo vệ cựu tổng thống Barack Obama trong các chuyến công du ở nước ngoài cũng như các nguyên thủ quốc gia tới thăm nước Mỹ cho biết các mật vụ phải tìm mọi phương cách, áp dụng mọi chiến thuật để đảm bảo an toàn tối đa cho mục tiêu bảo vệ.
Theo chuyên gia Paul Szoldra của Tech Insider, lực lượng mật vụ là rào chắn cuối cùng giữa tổng thống Mỹ hoặc các yếu nhân nước ngoài với những mối đe dọa nguy hiểm xung quanh. Bởi vậy, để thực thi nhiệm vụ của mình, họ phải thường xuyên rà quét đám đông để kịp thời phát hiện ra bất cứ dấu hiệu nguy hiểm nào, đặc biệt là những đối tượng mang dao hoặc súng.
Dao và súng là những vũ khí nguy hiểm có thể được dùng cho những cuộc tấn công bất ngờ và chúng lại dễ dàng được che giấu trong quần áo, bởi vậy, mật vụ Mỹ phải có những chiến thuật riêng để đối phó với nguồn đe dọa này.
Các chuyên gia thuộc trang phân tích tình báo Public Intelligence cho hay điều đầu tiên mà các mật vụ phải nhìn nhận được là đối tượng mà họ quan sát thuận tay phải hay tay trái, bằng các dấu hiệu như cách đeo nhẫn, đeo đồng hồ, bật lửa châm thuốc. Khi xác định được “bên thuận” của đối tượng, họ có thể xem xét kỹ hơn để nhận định xem người đó có mang vũ khí bên tay thuận hay không.
Trong trường hợp đối tượng không có dấu hiệu rõ ràng nào, mật vụ có thể “đánh cược” rằng người đó thuận tay phải, bởi thống kê cho thấy 88% số người trên thế giới thuận tay phải.
Những người mang theo vũ khí thường thỉnh thoảng chạm tay vào chúng trong vô thức hoặc cố ý để có “cảm giác an toàn” rằng khẩu súng hay con dao họ mang theo vẫn còn ở đó. Những người giắt súng ở thắt lưng thường đưa tay sờ để đảm bảo rằng khẩu súng không bị tụt hoặc di chuyển lung tung. Với con mắt nhà nghề của các mật vụ, đó là những cử chỉ rất dễ phát hiện ra.
Những dấu hiệu bất thường khác là đối tượng luôn giữ nguyên cánh tay ở một bên, hoặc tì khuỷu tay vào khẩu súng để giữ nó ở yên vị trí. “Khi đối tượng đi hoặc chạy, bạn sẽ nhận thấy đối tượng không vung tay hoặc vung tay rất ngắn, bước chân cũng không sải dài”, tài liệu huấn luyện mật vụ Mỹ nhấn mạnh.
Đối tượng thường có những cử chỉ về “cảm giác an toàn” rõ nhất khi họ ngồi xuống, dựa vào tường, ra vào xe hơi, bởi đó là những lúc khẩu súng dễ tuột ra nhất. Những lúc như thế, đối tượng thường có xu hướng kéo quần lên hoặc kéo áo xuống để che giấu vũ khí của mình.
Một dấu hiệu nữa giúp mật vụ Mỹ có thể xác định kẻ tình nghi tấn công là loại trang phục mà người đó mặc. Họ sẽ phải rất cảnh giác với những người mặc quần áo rộng thùng thình, có nhiều túi, bởi chúng giúp đối tượng che giấu vũ khí. Trang phục cũng phải theo mùa, thế nên nếu phát hiện ai đó mặc áo khoác giữa mùa hè, đó là dấu hiệu đáng ngờ rất rõ ràng.
Tháng 3/2016, khi ông Trump đi vận động tranh cử trong cuộc mít tinh ở Ohio. Một người quá khích có tên Thomas Dimassimo, 32 tuổi, đã định nhảy qua rào chắn để chạy lên sân khấu nhưng ngay lập tức bị mật vụ ở vị trí đó chặn lại. Các mật vụ khác cũng chạy lên sân khấu và đứng xung quanh ông Trump như một bức tường bảo vệ.
Mật vụ cải trang
Các mật vụ đeo kính đen, mặc vest luôn phải bận rộn bám theo xe của tổng thống hoặc các yếu nhân, nên không phải lúc nào cũng có thể quan sát hết mọi dấu hiệu trong đám đông. Đó là lý do họ cần những mật vụ cải trang, mặc quần áo bình thường đứng lẫn vào đám đông, sẵn sàng phát hiện và khống chế bất cứ kẻ tình nghi nào.
Ngày 19/9/2011, đoàn xe hộ tống Tổng thống Israel Shimon Peres đến gần khách sạn Carlyle ở thành phố New York, Mỹ, nơi Tổng thống Pháp Sarkozy và phu nhân đang lưu trú, rất nhiều phóng viên người Pháp và người Mỹ đang đứng chờ dưới sảnh.
Khi chiếc xe chở ông Peres vừa tới, một phóng viên ảnh đeo ba lô màu đen nhanh chóng nhảy qua hàng rào an ninh và bước nhanh tới chiếc xe. Các cảnh sát canh giữ vòng ngoài lập tức hét lên “Dừng lại, dừng lại”, nhưng phóng viên này vẫn tiếp tục rảo bước, băng qua đường để tiếp cận chiếc xe.
Khi đã đến đủ gần, anh ta giơ chiếc máy ảnh lên để chụp và vô tình để chiếc ba lô văng lên phía trước. Trong con mắt của các mật vụ Mỹ đang đi theo hộ tống Tổng thống Peres, cả hai vật dụng này đều bị coi là các vũ khí tiềm tàng mà họ cần phải đối phó.
Ngay lập tức, hai điều diễn ra gần như đồng thời: một sĩ quan tình báo của sở cảnh sát New York nhảy ra khỏi chiếc xe dẫn đầu đoàn hộ tống và rút khẩu súng lục Glock, trong khi một người đàn ông vạm vỡ mặc áo phông, quần đùi lôi khẩu SIG-Sauer P229 chuyên dụng của mật vụ Mỹ ra và hét lớn “Nằm xuống đất! Nằm xuống”. Người đàn ông đô con này là một thành viên đội chống trinh sát của Cơ quan Mật vụ đang cải trang trong đám đông. Anh này buộc phải làm lộ vỏ bọc của mình để ngăn chặn mối đe dọa tiềm tàng.
Đứng giữa hai khẩu súng, phóng viên ảnh sững sờ và sau đó nằm xuống đất theo lệnh. Anh ta bị cảnh sát còng tay, đưa tới Cơ quan Mật vụ để thẩm vấn.
Phóng viên ảnh nằm rạp xuống đất sau khi bị mật vụ mặc thường phục rút súng khống chế. Ảnh: NYPost. |
Tuy nhiên, khi câu chuyện này được báo chí Mỹ đăng tải rộng rãi và ca ngợi các mật vụ như người hùng vì phản ứng mau lẹ để ngăn ngừa hiểm họa, USSS biết rằng từ nay bất cứ kẻ ám sát nào cũng biết rằng trong đám đông luôn có các mật vụ cải trang và sẽ có biện pháp để đối phó.
Câu chuyện này cũng phần nào cho thấy tầm quan trọng của việc hợp tác với các cơ quan an ninh, hành pháp địa phương để mật vụ Mỹ có thể hoàn thành được công việc của mình.
Brian Parr, đặc vụ trưởng văn phòng New York của USSS, thường nói với các cấp dưới rằng sự tôn trọng đối với cảnh sát địa phương là rất quan trọng. “Hãy biết khiêm tốn, các lực lượng địa phương đôi khi sẽ trở nên vô giá với các anh”, ông nói.
Thư gửi ba làm bảo vệ: ‘Ba là nguồn cảm hứng bất tận’
“Từ nhỏ con đã thiếu vắng bàn tay chăm sóc của mẹ và ba luôn cố gắng bù đắp cho con… Ở bên ba, con không có điều kiện như nhiều bạn bè cùng trang lứa. Nhưng nếu được sinh ra lần nữa, con vẫn muốn được làm con của ba vì ba cho con nhiều thứ hơn cả một người cha có thể cho con mình”.
Đó là những lời chân tình trong bức thư của Lê Đỗ Ngọc Khanh – Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM – viết cho ba nhân ngày lễ trưởng thành.
Nhân vật trong bức thư chính là ông Lê Thanh Bình (44 tuổi), hiện là bảo vệ của Trường THCS Đồng Khởi, Q.1, TP.HCM. Mười mấy năm qua, ông Bình đã một mình nuôi “con gái rượu” ăn học nên người.
Những ca trực đêm cùng con nhỏ
* Khi ngồi nghe bức thư của con gái trong lễ trưởng thành, ông cảm thấy như thế nào?
– Rất xúc động. Nhưng thật sự những gì tôi lo cho con rất bình thường và không có gì lớn lao cả. Đó chỉ là nhiệm vụ của bậc làm cha làm mẹ. Chỉ có điều công việc bảo vệ cho tôi nhiều thời gian gần gũi con cái nên quấn quýt nhau hơn. Cả đời tôi dành hết cho con, mọi tâm tư nguyện vọng của tôi đều vì con.
* Công việc làm bảo vệ trực ngày trực đêm, ông đã một mình lo cho con như thế nào?
– Tôi làm bảo vệ được 15 năm từ lúc Khanh mới 3 tuổi. Ngày trước tôi làm nghề lái xe, nhưng sau vì gia đình gặp trục trặc nên chuyển sang làm bảo vệ trường học. Khanh theo tôi từ đó. Hồi Khanh học mẫu giáo, hai ba con đèo nhau đi đi về về từ sáng sớm đến tận khuya, có hôm đến 10 giờ tối.
Những ngày phải làm qua đêm, tôi chuẩn bị cho con ở lại trường “trực” luôn với tôi, một tuần 3-4 buổi suốt mười mấy năm nay. Cơm nước tôi chuẩn bị cho con, nhưng chỉ là cơm “công nghiệp” cho học sinh học bán trú Trường Đồng Khởi.
Tối đến, Khanh ngủ trong phòng y tế, còn tôi nằm bên ngoài. Thấy Khanh phải ngủ bụi tôi cũng xót, nhưng hai ba con xa nhau không được.
5h30 sáng, tôi phải chở con đi học để kịp đón học sinh trường tôi vào lớp. Buổi trưa, tôi cũng đợi học sinh tan bớt mới có thể đi rước con. “Nhà” ở hai chỗ nên Khanh để sách vở hai nơi.
Lúc khó khăn phải ăn cơm “công nghiệp” hoài, Khanh than “ngán quá”. Tôi dỗ con nhưng rồi cũng đi mua thêm khứa cá hay tô canh chua cho Khanh dễ ăn. Giờ Khanh sắp thi, tôi cũng kiếm thức ăn bồi bổ cho con rồi gói ghém tiền nong cho nó học thêm.
* Trong nhà thiếu một người phụ nữ hẳn rất khó khăn?
– Lương bảo vệ của tôi không nhiều, nên con cái thiệt thòi hơn là điều bình thường. Tôi chỉ ráng động viên con và dặn con đừng đua đòi theo bạn bè.
Điều lớn nhất em học từ ba em chính là sự quan tâm đối với người khác. Ba em thường dùng hết cái tâm để giúp đỡ mọi người.Trong mắt em, ba là “super man” của đời thường, là một tượng đài vĩ đại, là người em muốn trở thành sau này
Lê Đỗ Ngọc Khanh (THPT Nguyễn Thị Minh Khai)
* 18 năm qua, đâu là giai đoạn ông cảm thấy khó khăn nhất?
– Cuối cấp THCS, Khanh bị mục một khúc xương ở tay trái, phải đi bệnh viện. Lúc đó rất rối rắm, các bác sĩ phải tìm xương hiến tặng, xử lý ADN rồi mới mổ ghép vô. Tôi phải chạy tiền đầu này đầu kia, rồi vừa chăm sóc con vừa phải đi làm nên rất cực.
Nhưng ba con tôi nhiều niềm vui lắm. Làm bảo vệ trường học, tôi hỏi thăm được nhiều thứ cho con. Mấy vụ hồ sơ thi đại học tôi tự tìm hiểu và làm giúp con. Mỗi lần nó về đây là rộn ràng vậy đó. Ba con hay nói chuyện nên vắng là thấy nhớ…
Dạy con cái nghĩa cái tình
* Trong bức thư, Khanh nói đã học được ở ông rất nhiều thứ, đó là những gì?
– Tôi dạy con nên giúp đỡ người khác. Khi lên THPT, Khanh có xe máy nên thường rước bạn đi học chung. Khanh sợ tôi lo, nhưng tôi nói giúp được thì cứ giúp. Rồi bạn trong lớp Khanh cần máu phẫu thuật, tôi cũng động viên con hiến giúp bạn.
Tôi dặn con nên dè sẻn tiêu xài. Nhiều người cũng hứa hẹn khi Khanh học đại học sẽ hỗ trợ chút đỉnh, nhưng tôi không muốn dựa dẫm vào người khác.
Tôi viết thời khóa biểu bên hông tủ trực để những lúc ngồi đợi con tôi sẽ soạn tập giúp nó. Giờ Khanh 18 tuổi rồi. Ông nội cho Khanh chiếc xe máy 50 phân khối, nhưng mỗi ca trực đêm Khanh vẫn ở với tôi. Khanh ở nhà một mình, tôi không an tâm.
* Khanh có viết rằng “lục tung cả thế giới lên cũng không kiếm được người con rể nào như ba”, ông là người rất tình nghĩa?
– Ông Cốc mà Khanh viết trong bức thư là ông ngoại vợ tôi, là người ngày xưa đứng ra làm lễ cưới cho tôi. Dù vợ chồng đã chia tay, nhưng vì cái tình cái nghĩa nên khi ông bệnh, tôi vẫn vô chăm sóc ông. Do phải ở lại ban đêm với ông, tôi phải gửi Khanh qua nhà người thân ngủ nhờ.
Với đồng nghiệp, tôi thường giúp họ sửa điện, sửa nước. Mấy lần họ chuyển chỗ trọ, tôi cũng phụ một tay. Cán bộ trong trường nhiều người còn khổ hơn mình, nên phụ được gì là tôi làm hết.
Làm bảo vệ nên tôi cũng thương học sinh trong trường lắm. Nhiều đứa 5h15 đã tới trường như Khanh nhà tôi. Tôi gọi mấy cháu vô trường ngồi, khóa cửa trường lại, rồi vừa sửa soạn cho con vừa canh chừng tụi nó. Giúp người khác tôi cũng không suy nghĩ gì nhiều, chủ yếu từ cái tâm của mình.
* Khanh nói mình đã lớn và “xúi” ông lo cho hạnh phúc riêng. Ông nghĩ sao?
– Không biết con có người yêu chưa mà dạo gần đây Khanh suy nghĩ: ba nên đi bước nữa, con đi học rồi không ai lo cho ba. Tôi nói giờ ba toàn lực lo cho con, lo cho ai nữa làm gì thêm mệt. Tôi phân tích cho nó hiểu những trở ngại khi lấy vợ ở tuổi này, với lại làm nghề bảo vệ như tôi cũng khó. Nó ngơ ngác: Nếu vậy rồi sao hả ba? Tôi nói: Bình thường, sau này con lo cho ba.
Tôi cũng như mọi người thôi, mọi người có thương con mọi người không? Chỉ khác ở chỗ điều kiện của tôi chỉ có một đứa nên thương con hơn, chứ đâu có gì lớn lao!
Nhà trường luôn tạo điều kiện cho anh Bình
Tôi thật sự rất khâm phục tình cảm của anh Bình dành cho con. Một tay anh Bình tắm rửa, chải tóc cho bé từ nhỏ. Có lẽ tình cảm của tôi dành cho con cũng không thể bằng tình cảm của anh Bình dành cho Khanh.
Ở trường, dù là bảo vệ, anh không ngại giúp đỡ mọi người. Đồng lương bảo vệ vốn eo hẹp, nhưng anh Bình luôn sẵn sàng san sẻ khoản tiền ít ỏi cho những công nhân viên khó khăn hơn.
Cô Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (hiệu trưởng Trường THCS Đồng Khởi)
“Ba là nguồn cảm hứng bất tận của con”
“Khi có con, ba đã dốc hết toàn lực của mình để nuôi con, cho con học hành đến nơi đến chốn. Ba nói: “Người ta có tiền tỉ để lại cho con cái, ba không có thứ gì hết, thứ ba để lại cho con là kiến thức. Tiền xài rồi cũng hết, mình có kiến thức làm cái gì cũng được”.
Ba luôn tôn trọng ý kiến của con, tôn trọng điều con muốn làm, miễn là chuyện đó không hại ai cả. Ba xem con như một người trưởng thành nên thường tâm sự với con rất nhiều chuyện, kể cả những chuyện trọng đại trong gia đình. Điều đó làm con rất vui và thấy được trách nhiệm của mình.
Ba không chỉ là ba, là tiền bối, là bạn, mà còn là niềm cảm hứng bất tận của con. Con luôn muốn trở thành người giống như ba: lạc quan vui vẻ, giúp đỡ nhiều người. Ba dạy con không bằng lời nói, không bằng sự răn đe hay lý thuyết dài dòng phức tạp, ba làm mẫu cho con bằng mỗi hành động. Con cảm ơn ba vì tất cả.
Hôm nay, con muốn nói với ba rằng con lớn rồi, ba không cần lo cho con nhiều nữa đâu. Ba hãy đi tìm hạnh phúc của riêng mình vì ba xứng đáng hơn những gì ba đang có”.
(Trích thư của Lê Đỗ Ngọc Khanh gửi ba)
Nghề vệ sĩ
Do quy luật cung cầu và tính chuyên nghiệp của nền kinh tế thị trường, hơn 10 năm trở lại đây, tại TPHCM và cả nước đã có hàng chục công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ ra đời, tạo một bức tranh sinh động cho thị trường cung cấp dịch vụ bảo vệ.
Nghề nghiệp và cả sự đam mê
Cũng như bao nghề khác, nghề “vệ sĩ” được sinh ra nhằm đáp ứng cho nhu cầu của xã hội. Tại Việt Nam, sau ngày đất nước thống nhất, phải đến giữa những năm 90 của thế kỷ trước, dịch vụ bảo vệ (DVBV) tư nhân mới manh nha xuất hiện và được đánh dấu bằng sự kiện Công ty DVBV Thăng Long hợp đồng bảo vệ cho ca sĩ Hồng Công Lê Minh sang Việt Nam biểu diễn.
Sau Thăng Long, một vị tướng về hưu đã đứng ra thành lập Công ty DVBV Long Hải. Mặc dù phát triển rất nhanh, nhưng so với nhu cầu thực tế của xã hội thì “cung vẫn chưa đủ cầu”, vì thế đây được xem là cái mốc quan trọng dẫn đến hiện tượng trăm hoa đua nở cho ngành kinh doanh này.
Không biết duyên hay nghiệp mà hầu hết những người thành lập hoặc đến làm việc tại các công ty kinh doanh DVBV đều là những người đã từng trải qua cuộc đời quân ngũ hoặc từng là công an. Và có lẽ cũng chỉ những người chịu được cuộc sống, công việc có tính kỷ luật cao như trong quân đội mới bám trụ được với nghề này.
Anh Nguyễn Văn Xuân, nguyên thiếu úy sĩ quan dự bị tại Huyện đội Côn Đảo, cho biết: Sau khi ra quân, dù đã làm nhiều nghề với mức lương đủ sống, nhưng những kỷ niệm về cuộc sống nghiêm khắc ở quân đội luôn thôi thúc anh tìm một môi trường làm việc có tính kỷ luật cao.
Khi nghe Công ty TNHH Bảo vệ và An toàn (ISP) tuyển nhân viên làm vệ sĩ anh đăng ký liền. Sau một năm làm việc, anh nhận thấy đây đúng là môi trường thích hợp để mình phát huy khả năng… Bà Nguyễn Thị Phi Vân, người đứng đầu Công ty ISP cho biết, những tố chất cần thiết cho nghề vệ sĩ là thể hình tốt, tính kỷ luật cao, linh hoạt và lòng đam mê…
Trong đó 3 yếu tố đầu thì không đâu sàng lọc, đào luyện tốt hơn lực lượng vũ trang. Do đó trong số gần 200 nhân viên của công ty hiện nay thì có đến trên 70% là bộ đội xuất ngũ hoặc công an chuyển ngành.
Một lý do khác cũng không kém phần quan trọng đó là sự đam mê. Cách nay vài tháng, một nhóm đồng hương Bình Định xôn xao về việc anh Đặng Ngọc Tùng, người đang kinh doanh ăn uống tương đối thành đạt bỗng nhiên bỏ ngang để cùng một số người bạn đã xuất ngũ đứng ra thành lập Công ty DVBV Nam Thiên Long.
Vạn sự khởi đầu nan, đến nay Công ty Nam Thiên Long đã có khoảng 30 nhân viên và đang nhận thực hiện những phi vụ bảo vệ đầu tiên. Tùng nói: “Là người đất võ Bình Định, lại rất mê ngành công an, nhưng vì điều kiện tôi không thể theo ngành được. Sau gần 10 năm làm ăn ở thành phố tôi quyết định đến với nghề “vệ sĩ” để thỏa lòng đam mê và cũng góp phần cho sự an toàn của xã hội…”.
Mặc dù ra đời từ giữa những năm 1990, nhưng phải đến giữa năm 2001, Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Nghị định 14 về quản lý hoạt động và kinh doanh DVBV. Sau đó Bộ Công an có Thông tư 07-2001 hướng dẫn thực hiện Nghị định 14. Mặc dù cả nghị định lẫn thông tư đã quy định chi tiết các điều kiện thành lập doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh DVBV, tuy nhiên, cả 2 văn bản trên đều không đưa ra tiêu chuẩn cụ thể đối với một vệ sĩ, nghĩa là những chương trình huấn luyện bắt buộc trước khi hành nghề.
Hiện nay, dù đã là một nghề thật sự nhưng chưa có một chương trình đào tạo bài bản nào cũng như một chứng chỉ nghề được công nhận theo đúng tiêu chuẩn “vệ sĩ” của Việt Nam. Đa số các công ty kinh doanh DVBV đều tự đề ra các chương trình huấn luyện nhân viên của mình. Công ty nào mạnh thì đào tạo nhiều môn, mời nhiều giáo viên từ các cơ quan chức năng đến dạy, yếu thì tự chỉ bảo nhau hoặc mời giáo viên dạy một số môn quan trọng như phòng cháy chữa cháy, sơ cấp cứu…
Trường Đào tạo nghề khu vực phía Nam trực thuộc Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng đóng tại phường Long Bình Tân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, là một trong những trường hiếm hoi đào tạo và cấp chứng chỉ nghề “vệ sĩ”. Giữa trưa nắng, gần 20 vệ sĩ thuộc Công ty ISP vẫn hăng say tập luyện.
Mồ hôi nhễ nhại, từng thế võ được thực hiện sau khẩu hiệu của Thiếu úy Nguyễn Văn Khoa – sĩ quan tốt nghiệp Trường Lục quân 2. Anh Khoa cho biết, để tốt nghiệp khóa đào tạo, học viên phải vượt qua 11 môn học trong thời gian ít nhất 3 tháng. Trong đó, những môn bắt buộc như võ thuật, phòng cháy chữa cháy, sơ cấp cứu, nghiệp vụ bảo vệ…
Đến nay, trường đã đào tạo được khoảng 30 khóa với hàng ngàn học viên. Hàng trăm công ty đang hoạt động trên lĩnh vực này đều có cách thức tuyển chọn, đào tạo khác nhau nên chưa tạo ra mặt bằng chất lượng chung. Nhiều công ty sau khi đào tạo xong lại không bố trí được việc làm cho nhân viên.
Để phát huy hiệu quả, nâng cao tính chuyên nghiệp cho đội ngũ vệ sĩ tư nhân đang ngày càng phát triển hiện nay, rất cần một quy định, một hệ thống quy chuẩn cụ thể rõ ràng là điều cần thiết. Nếu so sánh với các nghề khác, nghề vệ sĩ vẫn đang ở mức tự phát. }
Trong vụ cháy Trung tâm Thương mại Quốc tế ITC (TPHCM), các vệ sĩ tư nhân đã đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế thiệt hại. Tuy nhiên, nếu được huấn luyện bài bản hơn, kỹ lưỡng hơn chắc hẳn những thiệt hại sẽ giảm hơn nhiều. Mặt khác, đây cũng là ngành nghề rất nhạy cảm, rất dễ bị lạm quyền.
Đã không ít lần xảy ra các vụ ẩu đả giữa vệ sĩ của các công ty khác nhau và giữa vệ sĩ với người dân. Một lãnh đạo Cục Cảnh sát bảo vệ Bộ Công an từng nói: “Nếu không kịp thời tăng cường quản lý ngay từ bây giờ, không lâu nữa nghề này sẽ phát triển tự phát và khi đó chúng ta sẽ phải gánh những hậu quả đáng tiếc…”.
CHIẾN DŨNG
Theo SGGP
Công ty bảo vệ SBC
Trắng đêm ở chốt – Công ty bảo vệ SBC
Công ty bảo vệ SBC –Sau khi được nhận ngay vào làm bảo vệ, ngày hôm sau PV Thanh Niên liền được điều đi bảo vệ mục tiêu.
Một ngày ở mục tiêu
Để chuẩn bị cho ngày hôm sau vào công việc bảo vệ, buổi tối tôi mang quần áo mua sẵn để cài cầu vai, quân hàm và mặc thử. Áo thì không sao nhưng khi mặc thử quần, chao ôi nó chẳng giống ai vì vừa rộng lại vừa dài. Báo hại tôi và vợ phải mất cả tiếng đồng hồ sửa đi sửa lại nhưng cuối cùng thì cũng không thể mặc được. Chấp nhận vi phạm kỷ luật của công ty, tôi lấy quần mình thay thế.
Đúng 7 giờ 30 sáng 27.8, tôi được dẫn lên mục tiêu bảo vệ là tòa nhà tọa lạc trên đường Trương Định, Q.3. Đây là tòa nhà 5 lầu có 7 phòng cho người nước ngoài thuê và gia đình chủ nhà. Tôi được hướng dẫn tận tình về công việc của người bảo vệ tòa nhà, từ việc đóng mở cổng khi xe ra vào, ghi tên người ra vào tòa nhà và quét sân. Ở đây thường xuyên có 2 bảo vệ trực 24/24 giờ.
Cứ thế suốt từ sáng cho đến chiều, tôi được hướng dẫn cách mở cổng sao cho nhanh để ông chủ không phật ý, tên những người hay ra vào tòa nhà, đèn để chủ nhà đánh xe hơi vào, xe Honda đến xếp ngay ngắn lại, thấy sân dơ là phải quét ngay, đặc biệt là xe Honda của ông chủ phải thường xuyên quay đầu ra ngoài để khi ông chủ ra là chỉ việc ngồi lên… “Ông chủ này khó tính lắm, làm bảo vệ ở đây cực lắm, đọc báo không dám đọc. Sáng ra khi nhận báo tôi chỉ dám lướt qua rồi cất ngay không là họ báo về công ty liền. Còn ngồi một chỗ cũng không được, phải đi lại và đặc biệt là hiểu được ý ông chủ mới làm được lâu…” – người bảo vệ cùng tôi tâm sự.
Trắng đêm
Xong việc ở một công ty, chiều 28.8, tôi quyết định cầm thêm giấy thông báo mà Công ty Tây Bình Tây Sơn đưa, xuống Hóc Môn gặp anh Trần Đồng là đội trưởng đội bảo vệ thuộc khu vực Q.12 và H.Hóc Môn để tiếp tục nhận việc. Anh Đồng hẹn tôi có mặt ở cổng Công ty TNHH Daewoong Việt Nam có trụ sở ở ấp 4, xã Đông Thạnh (H.Hóc Môn). Xem xong giấy thông báo của công ty gửi xuống, đội trưởng Đồng ra mệnh lệnh: “Đúng 10 giờ 30 sáng mai tới đây anh phân việc cho, nhớ mặc đồng phục đầy đủ”.
10 giờ 30 sáng 29.8 với đồng phục của Công ty bảo vệ Tây Bình Tây Sơn tôi đến gặp anh Đồng và sau đó anh Đồng giao tôi cho ca trưởng Danh đang làm nhiệm vụ ở Công ty Daewoong. Hỏi tôi qua loa, bảo vệ Danh cắt luôn cho tôi đi ca đêm bắt đầu từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau. “Đúng 21 giờ 45 tối nay phải có mặt để nhận ca” – bảo vệ Danh nói. Đúng giờ, tôi có mặt để nhận ca. Ca của tôi gồm 3 bảo vệ là Quý (ca trưởng), Hào và tôi. Qua tìm hiểu thì Công ty Tây Bình Tây Sơn luôn có 9 người chia làm 3 ca để bảo vệ cho Công ty Daewoong. Hiện tại chỉ có 6 người và cả tôi mới là 7 nên thiếu bảo vệ vì vậy một số bảo vệ phải làm tăng ca, thậm chí 16 tiếng/ca. Ca mà tôi được cắt làm việc là ca đêm nên toàn bộ công ty không một bóng người, chỉ có 3 bảo vệ chúng tôi. Càng về khuya trời càng lạnh, những bầy muỗi bắt đầu tấn công chúng tôi khiến không ai có thể đứng yên một chỗ. Để giải tỏa đàn muỗi, chúng tôi liên tục thay nhau cầm đèn pin đi tuần quanh công ty. Khi kim đồng hồ bước sang ngày mới, ca trưởng Quý gọi vào chốt ăn đêm tự túc, lúc này biết tôi là lính mới nên Quý thật thà chỉ dẫn: “Nếu có nằm một lát cho tỉnh thì nằm ở đây này, coi chừng camera của công ty kia kìa”. Vừa nói Quý vừa chỉ tay về hướng một camera đen ngòm gắn ở trên cao đang đảo quanh, quan sát hành động của mọi người ra vào công ty… Tôi cầm đèn pin đi tuần tra liên tục cho đến lúc trời tảng sáng, trưởng ca Quý dẫn tôi đi tắt hàng loạt bóng điện quanh và trong công ty, dẫn đi mở khóa từng nhà kho, xưởng để đầu giờ sáng công nhân vào làm việc. Đến đúng 6 giờ, 3 bảo vệ khác do Danh là ca trưởng vào nhận ca do mình phụ trách.
Mồi cho muỗi
Rút kinh nghiệm khi đi làm ca đêm ở Công ty Daewoong bị muỗi cắn quá, vì vậy tối 2.9 khi vào ca đêm tại Xí nghiệp đầu máy Sài Gòn (trụ sở ở Q.3) do Công ty Nam Hải Sơn điều đến, tôi chuẩn bị nhang muỗi đầy đủ. Trước khi đi trực, một đồng nghiệp từng canh chốt này cảnh báo với tôi bằng hai cánh tay đỏ mọng vì bị muỗi đốt. Khi vào ca trực, cả một khu vực rộng lớn gồm xưởng bánh xe, xưởng động cơ và xưởng đầu máy bốn bề là cỏ dại, ếch nhái kêu inh ỏi. Tổ trưởng Hưởng giao cho tôi giữ một đèn pin để canh chốt cuối xí nghiệp sát với nhà dân và giao nhiệm vụ liên tục đi tuần quanh xưởng, còn tổ trưởng thì nằm ở chốt gần với khu trung tâm. Đúng 22 giờ, với nghiệp vụ bảo vệ là con số không, tôi phải canh chốt bên cạnh là những đường ray cỏ mọc um tùm, những hồ nước bỏ hoang, ếch nhái và côn trùng kêu inh ỏi.
Nghe hơi người, những đàn muỗi bắt đầu tấn công, tôi lấy nhang muỗi ra mồi lửa. Nhưng dù khói nhang muỗi nghi ngút nhưng từng đàn muỗi cứ lao vào người tôi mà đốt. Tôi tiếp tục mồi thêm 2 vòng nhang nữa để bủa vây 3 hướng nhưng cuối cùng thì cũng bất lực bởi đàn muỗi đói, chúng cứ lao vào tấn công khiến hai cánh tay tôi đầy dấu tích.
Không thể ngồi một chỗ, tôi phải liên tục đi tuần quanh các xưởng như tổ trưởng đã phân công, cho đến 2-3 giờ sáng. Nhiều lần tôi đi tuần đến chốt của tổ trưởng (ở gần khu trung tâm) thì thấy vị này đã căng màn ngủ ngon lành như không hề biết mình đang làm nhiệm vụ… Cứ như vậy tôi thức trắng đêm cho tới sáng đi tuần bảo vệ mục tiêu. Đến khi mọi người trong xí nghiệp bắt đầu dậy đi tập thể dục thì tổ trưởng mới đạp xe đi tuần đến chốt của tôi… Đúng 6 giờ sáng, tôi và tổ trưởng Hưởng bàn giao lại cho bảo vệ tên Quân vào ca ngày, tôi dắt xe qua cổng xí nghiệp đầu máy hoàn thành thêm một ca đêm nữa trong “sự nghiệp” làm bảo vệ của đời mình…
Phóng sự điều tra của Hoài Nam
Theo TNO
Công ty bảo vệ SBC
Nghề bảo vệ – vệ sĩ
Những tình huống đối đầu
Cái khó của vệ sĩ là luôn đối đầu, xử lý tình huống… bằng tay không, có nghĩa là lúc nào cũng phải “tay không bắt cướp”… rất nguy hiểm. Tuy vậy, trong giáo trình đã ghi “võ thuật chỉ để tự vệ” nên phải xử lý tình huống trước tiên… bằng biện pháp nghiệp vụ… Chẳng hạn như tại một quán cà phê sang trọng, lúc nào cũng đông khách, do đó kéo thêm tài xế taxi, xích lô, xe ôm… đậu xe bừa bãi, tụ tập đánh bài trước cửa quán, ảnh hưởng đến chuyện làm ăn. Phía đối tác yêu cầu dẹp “tệ nạn này” và vệ sĩ đã ra tay “yêu cầu các anh em sang bên kia đường đậu xe chờ khách, khi nào có khách cần đi xe tôi sẽ sang gọi các anh”.
Nghe hợp lý các “đối tượng” đã “tuân lệnh”. Đó là một chiến tích khá ngọt ngào của vệ sĩ M.C. Ngoài mưu trí, vệ sĩ còn phải dũng cảm. Nhờ cảnh giác cao, các vệ sĩ S đã kịp thời cứu chữa cháy ở tầng cao của Trung tâm thương mại Diamond năm rồi, trước khi lực lượng chữa cháy chuyên gnhiệp ứng cứu. Mới đây, các anh em này cũng tái lập một thành tích khác: lúc 3 giờ 20 phút, vệ sĩ H.M.T phát hiện mục tiêu VMEP 1 khói bốc lên bên hông phân xưởng đúc và đã báo cáo cho ca trưởng là C.K.N. Ca trưởng cùng một đồng đội đến ngay hiện trường, phối hợp với 3 công nhân nhà máy không chế được đám cháy. Vệ sĩ C.H.M dũng cảm nhảy vào đám cháy đẩy pallet hàng ra khỏi hiện trường, tránh được tổn thất. “Bài học chữa cháy ở Diamond luôn được…”nằm lòng” và phát huy tác dụng: tỉnh táo phát hiện, phối hợp bài bản đúng nghiệp vụ, dũng cảm bảo vệ tài sản của chủ quản”.
Chiến công này được Ban giám đốc thưởng “nóng” 300.000 đồng. Có rất nhiều trường hợp vệ sĩ được “thưởng nóng”. Tại mục tiêu Sơn Kim, vệ sĩ L.Đ.B phát hiện T.T.A lấy cắp hàng hoá và đã được S thưởng 100.000 đồng. Phải nói rằng trong nghành nghề này có rất nhiều trường hợp tương tự như vậy:”nghề… vệ sĩ mà”. ở S còn có vệ sĩ Đ.P.Tiến nổi tiếng là “chuyên gia bắt trộm”. Từ đầu năm đến nay, anh Tiến liên tục bắt trộm: “16 giờ 25 phút bắt được công nhân N.T.S giấu một gói bạc trong cạp quần”; ”16 giừo 55 phút bắt được N.T.T.C giấu trong ngưòi 6 viên đá quý 10 ly”; “17 giờ 05 bắt quả tang công nhân N.M.K giấu một bông ta trong túi áo bước vào W.C”; “20 giờ 20 phút đã chộp được T.V.C giấu một giỏ vàng 14 cara nặng 50 gram”… Tất cả đều xảy ra tại mục tiêu Hanavina (Khu chế xuất Tân Thuận). Trong giới vệ sĩ không chỉ có anh mà còn có chị vệ sĩ nữa (dù rất hiếm) và họ hàng xử cũng không thua kém giới mày râu: 6 giờ 25 ngày 4-3-2005, tại mục tiêu Mitsuba M.tech Việt Nam, vệ sĩ T.T.N phát hiện 2 kỹ sư mang 78 cái Roto Amatro trong hai giỏ sách đi ra cổng mà không có hoá đơn và đã lập biên bản. Chiến công này được công ty xét thưởng 200.000 đồng.
Tuy nhiên, vượt trên tất cả kỹ năng của người vệ sĩ là đạo đức nghề nghiệp. “Liêm khiết là một trong những đức tính của vệ sĩ S. Đức tính này đã làm tôn vinh truyền thống văn hoá của công ty chúng tôi, luôn luôn được các vệ sĩ tiếp nối bằng những thành tích cụ thể.” , ông H Đức Th khẳng định, cụ thể như: “lúc 17 giờ 15 ngày 18-3-2005, tại Furukawa (Khu chế xuất Tân Thuận), vệ sĩ P.Q.T đã nhặt được một sợi dây chuyền và mặt kim loại màu vàng”; “lúc 14 giờ ngày 30-3-2005, tại Diamond plaza, vệ sĩ H.Đ.Q đã nhặt được thẻ ATM có tài khoản 24.686.587 VND và 2 triệu tiền mặt, do quên thẻ tại máy ATM khu vực Lobby. Số tiền cũng như thẻ đều được giao lại cho khổ chủ là N.M.T ở đường Tô Hiến Thành, Q10”.
Lập chiến công, được khen thưởng, còn nếu vi phạm kỷ luật thì sao? Tình cờ chúng tôi đọc được bảng nội quy tại văn phòng một công ty nọ có đoạn như sau:”Không uống rượu, bia; không đọc sách, báo, đánh bài, tụ tập tán gẫu…trong giờ làm việc”.Vâng, đúng như vậy. “Nếu vệ sĩ ngủ gục, đi trễ hoặc tác phong không đúng với điều lệnh đội ngũ trong lúc tác nghiệp… thì sẽ bị tạm thời đình chỉ công tác”. Đó là quy định của B.A. Ở S cứ định kỳ hàng tháng có đoàn kiểm tra rà soát các mục tiêu để nắm tình hình, ý kiến của khách hàng để có biện pháp xử lý “ngày cả việc ăn nói thiếu lễ độ”. L.M còn có quy định: bỏ họp hai lần, bỏ học một lần sẽ bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo đến hạ bậc lương và chuyển vị trí làm việc; vi phạm nẵng sẽ bị sa thải, đó là trường hợp làm mất mát tài sản ở khách sạn, siêu thị…
Gian nguy và trắc trở
Khi lực lượng đã chuẩn bị đầy đủ và trong tư thế sẵn sàng; vậy tìm đối tác khách hàng ở đâu? Có nhiều cách: qua báo đài, mạng và mối quan hệ riêng tư; đôi lúc khách hàng cũng tự tìm đến. Đó là mối quan hệ hai chiều, với những điều kiện đã được thoả thuận trong hợp đồng. Dĩ nhiên giá cả tuỳ theo tính chất quy mô, tầm cỡ của các mục tiêu bảo vệ để bố trí số lượng vệ sĩ cho phù hợp. Khi chấp nhận một mục tiêu nào đó, bộ phận chuyên môn của công ty sẽ đến điều nghiên kỹ vị trí cần bảo vệ và lên phương án bố trí vệ sĩ. Giá dịch vụ của S cao nhất hiện nay, khách hàng đa số là các công ty Nhật Bản; tiếp đến là Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ…
Ở L.H, tỷ lệ bảo vệ cho doanh nghiệp nước ngoài chếm 80%, trong đó có 3% dành cho VIP. Ngoài lực lượng vệ sĩ di động còn cần đến các công cụ hỗ trợ khác như: lắp đặt hệ thống camera để quan sát tình hình chung, báo trôm, báo cháy… Nhiều công ty có sặn bộ phận kỹ thuật để lo chyện thết kế, lắp đặt và báo giá hoặc chỉ có nhiệm vụ thiết kế sơ đồ lắp đặt, phần còn lại do đối tác khách hàng tự thực hiện.
Hiện nay, L.H đang sử dụng dịch vụ CMS (Centre Monitoring System), không cần sự hiện diện của vệ sĩ tại chỗ mà chỉ nhờ đến hệ thống báo động từ xa. Khi khách hàng có yêu cầu, công ty sẽ lắp đặt thiết bị báo động tại nhà riêng, hoặc các trụ sở, văn phòng, cửa hàng… Hệ thống này nối liền với phòng kiểm soát trung tâm và tại đây “người ta sẽ nhìn thấy những gì đang xảy ra ở mục tiêu”; chủ yếu là báo động trộm, báo cháy.
Trong hợp đòng bảo vệ, khách hàng có thể ghi yêu cầu: thứ nhất, khi có báo động, trung tâm sẽ báo lại cho khách hàng biết hoặc báo cho Công an; thứ hai, khi có báo động, trung tâm sẽ trực tiếp giải quyết và viết báo cáo cho khách hàng.
Đội cơ động sẽ có mặt tại hiện trường chậm nhất là 10 phút. Hiện nay, hàng trăm khách hàng đã ký hợp đồng thuê làm dịch vụ này, chủ yếu là khách nước ngoài như: Sun Wah, City Bank… Ngoài ra công ty còn có một đội xe chuyên chuyển tiền, quý kim… (đang có 2 xe chuyen dụng, bọc thép để chống đạn, cùng 7 vệ sĩ tháp tùng, lưu thông trên đường trong lúc CMS theo dõi từng bước đi.
Nghề bảo vệ luôn cần đến những công cụ hỗ trợ. Trong lúc chưa được phép sử dụng nhiều “công cụ đặc chủng”, nhiều công ty đã có thể nhờ đến một “công cụ đặc biệt” khác cũng khá hữu hiệu, đó là khuyển nghiệp vụ. Đ.N.A có riêng một trung tâm huấn luyện khuyển nghiệp vụ với diện tích 2.000 mét vuông tại Q.9, TPHCM. Trung tâm đang nuôi dạy 20 con berger, trong đó có 2 con đang làm nhiệm vụ ở công trường xây dựng, chuyên tuần tra ban đêm, chống đột nhập từ bên ngoài, tại nhà máy đạm Phú Mỹ, nhà máy bia Laser. Đ.N.A cũng sử dụng “công cụ” này để hỗ trợ trong những trường hợp cần chống bạo động đông người, kẻ thủ ác hung hãn…
Cũng trong hướng hỗ trợ này, nhiều công ty cũng quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương, công an khu vực, dân phòng… nơi đối tác khách hàng cư trú, để kết hợp khi cần hành sự. Tuy nhiên cũng có những lúc “không như mong muốn”, Công an phường(xã) không đếnvì “ngoài tầm tay” hoặc “không thuộc khu vực quản lý”.
Tại một xí nghiệp thuộc Q.12, TPHCM “có lộn xộn” vào lúc 3 giờ khuya, M.C phải huy động lực lượng đến tăng cường và tự giải quyết. Trường hợp khác: một người đàn ông Nhật 55 tuổi hay có thói quen ăn chơi la cà tại các quán bar, vũ trường… khi bị người khác gây sự lại gọi ông Giám đốc công ty và đích thân ông này đến hiện trường để dàn xếp, dù lúc đó đã 2 giờ khuya. ở những xí nghiệp, công trường xây dựng lớn… thường đông người và phức tạp hơn; nhiều công nhân lợi dụng trà trộn, giấu đồ trong người đưa ra ngoài, đôi lúc khá tinh vi như: giấu “hàng ăn cắp” trong trái banh, đá qua khỏi tường rào cho đồng bon chờ sẵn bên ngoài, khi bị vệ sĩ bắt quả tang, họ đâm ra thù oán và dẫn ngườ nhà, đồng bọn cùng hung khí đến gây sự.
Ngoài các vụ diễn biến mang tính manh động, “cuộc chiến dành cho các vệ sĩ” còn diẽn ra ở chốn pháp đình. Đó là trường hợp một khách hàng kiện M.C với lý do “các vệ sĩ thiếu… chuyên nghiệp”, không hoàn thành nhiệm vụ nên yêu cầu chấm dứt hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại. Cuộc chiến cân não dằng dai trong 9 tháng, có cả luật sư Nguyễn Đăng Trừng tham gia bào chữa cho nguyên đơn. Hai bên luật sư tranh luận, phân tích, mổ xẻ từng… chữ trong hợp đồng. Cuối cùng hai bên đều phải điều đình, dàn xếp… bên ngoài toà án, các vệ sĩ sẽ trở lại làm việc như cũ.
Lại có những đối tác hay trả giá, mặc cả, chẳng hạn bảo vệ cho một cuộc triển lãm đáng gia 18 triệu nhưng họ chỉ trả 13 triệu đồng, và cuối cùng thân chủ tự thuê những người đang thử việc để bảo vệ. Đối với công ty nước ngoài, hợp đồng khá chi tiết, chặt chẽ, chẳng hạn: “ Tuần tra bảo vệ khu vực hạn chế của nhà máy và các nhà văn phòng, bảo đảm các nơi này luôn an toàn và an ninh. Ngăn chặn kịp thời các hàng vi phá hoại và trộm cắp…”
Còn hơn thế nữa
Tất cả các điều kiện trên đây chưa phải là…”cái gì ghê gớm lắm” đối với vệ sĩ; có nơi còn hơn thế nữa. Khu vực khách sạn New World rộng lớn đến thế mà chỉ có 2 vệ sĩ L.H canh giữ (do yêu cầu cảu đối tác), đối diện khách sạn là công viên 29-3. Nơi đây từng hội tụ các tệ nạn xã hội do băng nhóm Ng. Ngớ cầm đầu, quy tụ trên 20 đàn em, thường xuyên tổ chức hoạt động mại dâm, ma tuý… có cả xe chuyên đổ gái xuống công viên… y như một cuộc hành quân bố ráp, và cũng có chiều ngược lại “có đi, có về”.
Thật ra đa số trường hợp chỉ dàn cảnh để trấn lột khách tìm hoa. Số “ăn theo” còn có xích lô, taxi, bán hàng rong… nhất là loại taxi mù luôn thừa cơ “bóp cổ” trấn lột khách. Một lần nọ vệ sĩ T.T.N thi hành nhiệm vụ của mình là “mời anh ra ngoài đậu xe vì đã quá thời hạn quy định” mà bị phản ứng, giằng co tại chỗ. Tuy nhiên, sau cùng tài xế phải thực hiện theo yêu cầu. Không ngờ tài xế đó lại rắp tâm trả thù. Chờ lúc anh N đi xe trên đường vắng đêm khuya, sau giờ tan ca, kẻ thủ ác tấn công từ phía sau bằng cây sắt, nhưng nhờ có “nghề” anh N đã khống chế được và thoát nạn. Còn chuyên tranh chấp làm ăn, ép xe đánh nhau thì thường xuyên xảy ra tại đây. Một khi tình hình trở nên nghiêm trọng, đội đặc vệ của L.H được điều đến hiện trường giải quyết
Nhọc nhằn nghề bảo vệ đêm
Công ty bảo vệ SBC – Trong đêm tối, dưới ánh đèn điện cao áp mờ mờ, P.V.D (19 tuổi, trú xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế) đang bảo vệ cho một công ty trên đường Nguyễn Tri Phương gật gà ngồi ngủ. Thấy chúng tôi, D. tái mặt ấp úng bởi nghĩ chúng tôi là người quản lý lực lượng bảo vệ. Dúi dúi đôi mắt, D. nói: Em xin lỗi vì buồn ngủ quá. Cả ngày hôm qua không ngủ được.
Dù trời nắng hay trời mưa, dù khó khăn, nhọc nhằn nhưng vì mưu sinh nên lực lượng bảo vệ vẫn không rời mục tiêu.
Khi hỏi về hoàn cảnh gia đình, D. ngập ngừng nói: Là con trai đầu trong gia đình có 6 anh em. Nhà nghèo, mới học lớp 11 em phải nghỉ học do không có tiền đóng học phí. Ở quê, không có nghề nghiệp, em cùng bố đi bắt chim, sập thú hằng ngày, cuộc sống hết sức túng thiếu. Bên cạnh đó, nhà đông người, ruộng vườn lại ít nên rất khó khăn. Mới 17 tuổi, em phải bôn ba nhiều nơi để lao động kiếm sống nhưng đồng lương quá ít, không đủ tiền để giúp gia đình. Nghe một người quen giới thiệu, em đến Đà Nẵng xin vào làm nghề bảo vệ với hợp đồng mỗi tháng gần 2 triệu đồng.
Có điều, em phải trực ca đêm. Ban đầu mới vào trực, em không chịu nổi sự buồn ngủ. Tưởng chừng như em phải bỏ cuộc giữa chừng nhưng nghĩ đến hoàn cảnh gia đình còn quá khó khăn, sự khó khăn trong tìm việc của một kẻ không bằng cấp như mình, nên em đã cố thích nghi và từng bước vượt qua. Dù hiện nay, đôi lúc ban ngày không ngủ được, ban đêm cũng phải gà gật nhưng em phải hết sức cố gắng để làm tốt nhiệm vụ, không để bị trách phạt. Trình độ như bọn em, nếu không bán sức lao động để làm thuê với một cái giá rẻ mạt thì khó kiếm đâu một công việc tốt, nhẹ nhàng. Nghề bảo vệ dù nhọc nhằn, nhưng chúng em được tôn trọng khi làm việc và nếu biết tiết kiệm thì mỗi tháng cũng có tiền gửi về để phụ giúp gia đình.
Hiện tại, trên địa bàn thành phố có hàng trăm người bảo vệ phải làm việc ban đêm. Đêm về là lúc gia đình được sum vầy, nhưng những con người ấy phải bỏ qua những giây phút được ở bên gia đình, vợ con, gắng gượng chống chọi với sự rét lạnh, những lúc buồn ngủ đến điên người, không gian vắng lặng đến cô độc.
Không chỉ vậy, họ bỏ qua cả những niềm vui chung của xã hội chỉ vì mưu sinh. Trong những đêm diễn ra cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế 2010, hàng chục nghìn người ồ ạt kéo về bờ sông Hàn thơ mộng để thưởng ngoạn. Nhưng đối với những người làm nghề bảo vệ ban đêm, họ phải cố quên điều đó để chú tâm làm tốt công việc của mình. Anh Huỳnh V. T. làm bảo vệ tại một công ty trên đường Nguyễn Văn Linh thổ lộ: Nghe tiếng pháo hoa nổ mà lòng nao nao, muốn bỏ “mục tiêu” để đi xem. Nhưng ngẫm lại, vì miếng cơm manh áo nên ngậm ngùi “hưởng thụ” bằng thính giác. Cuộc sống mà, biết làm sao được! Xã hội đã phân công mỗi người mỗi nghề, mình không có trình độ đành chịu thôi. Nếu bỏ đi, lỡ bị đuổi việc thì sao?
Vất vả đã đành, nghề bảo vệ còn phải đối mặt với những hiểm nguy trong đêm tối. Theo ngành Công an cho biết, những năm qua, có nhiều vụ án tội phạm đã tấn công lực lượng bảo vệ để cướp tài sản. Những vụ án như thế thường có số tài sản bị mất rất lớn. Điển hình, vào giữa năm 2003, trên đường Hoàng Văn Thụ (Đà Nẵng), bọn tội phạm đã trói bác bảo vệ của một cơ quan Nhà nước để cướp hơn 1,6 tỷ đồng. Năm 2005, tại tiệm vàng T.N, kẻ gian đột nhập dùng dây trói, nhét giẻ vào mồm bảo vệ, sau đó ngang nhiên cướp đi 15kg vàng cùng nhiều đồ vật khác. Mới đây nhất, vào ngày 5-8-2009, bọn cướp đã đột nhập vào một trường học trên địa bàn quận Thanh Khê, trói bảo vệ rồi cạy két sắt lấy đi hàng chục triệu đồng.
Qua một số vụ trói bảo vệ, cướp tài sản nêu trên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội. Theo như ngành Công an, hiện nay, bọn tội phạm hết sức manh động. Để hoạt động phạm tội, bọn chúng có quá trình theo dõi. Sau khi phát hiện các cơ quan, doanh nghiệp không có lực lượng bảo vệ, hoặc có nhưng mỏng thì chúng ra tay hành động. Khi tiếp xúc với những người bảo vệ ban đêm, họ cho biết: Khi phải bảo vệ ở những doanh nghiệp có tài sản lớn thì càng thấy lo lắng hơn. Nếu như bọn tội phạm có ý đồ xấu thì một mình khó để đối phó. Chúng tôi sẽ cố gắng làm tốt công việc của mình, chỉ hy vọng các lực lượng chức năng phát huy sức mạnh để xã hội ngày càng ổn định, không còn bọn tội phạm lộng hành.
Công ty dịch vụ bảo vệ SBC St
Gian nan nghề Bảo Vệ, Vệ Sĩ
Dịch vụ bảo vệ SBC – “Đơn điệu, buồn tẻ! Nghề này là vậy, chẳng có gì vui đâu!” – Hiền, vệ sĩ một công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ nhất nhì thành phố, bộc bạch khi chúng tôi đòi nghe những chuyện vui buồn trong đời vệ sĩ của anh.
Theo anh, làm nghề này, riết rồi những thói quen trong công việc cũng nhiều lúc “bị ứng dụng” một cách rất tự nhiên vào trong cuộc sống đời thường. Đến bất cứ chỗ nào, cặp mắt cũng láo liên để quan sát cách ăn mặc của người này, từng cử chỉ của người nọ. Những hôm không có ca trực, tranh thủ đi chơi với vợ, đến chỗ đông người – như một phản xạ quen thuộc – việc đầu tiên của anh là đảo mắt tìm… chuông báo động, bình chữa cháy, lối thoát hiểm! Vậy đó (dù không hề cố ý), an toàn vẫn là ưu tiên số một. Chuyện vui vẻ tính sau!…
Anh T., nhân viên công ty A, cho biết, đề phòng những trường hợp người cai nghiện đói thuốc “làm ẩu”, anh phải theo sát nhất cử nhất động của họ. Đến nỗi, lúc người cai nghiện đi tiểu, anh cũng phải đứng canh bên ngoài toalet! Nhưng giới bảo vệ nhận xét, theo nghề này, “nhẫn” nhất là những người làm việc trong các khách sạn, nhà hàng; còn “liều” nhất là những người làm trong các quán bar, vũ trường, sàn nhảy. Làm nhà hàng phải cực “nhẫn” vì phải chiều lòng hai tầng “thượng đế”; còn làm trong các quán bar, vũ trường, khó tránh những nguy hiểm đến tính mạng!
Có vẻ xương xẩu như thế, nhưng nghề vệ sĩ khá “hút hàng” trong vài năm gần đây. Càng ngày, càng có thêm nhiều doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này ra đời. Theo đó, đông đảo lao động, nhất là giới trẻ, nô nức tham gia. Hầu như các công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ đều có quy trình tuyển dụng người na ná nhau. Trẻ, khỏe, thể hình tốt – đó là điều kiện cần để “đóng” tên mình vào những lớp chiêu sinh vệ sĩ. Qua vòng sơ tuyển, các ứng viên sẽ được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp theo một giáo trình riêng. Trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tháng, các vệ sĩ tương lai sẽ được trang bị một số “vốn” căn bản, từ trình độ võ thuật đến những kiến thức tổng quan về luật (Luật Lao động, Luật Hình sự…) tác phong làm việc (cách viết báo cáo, ghi chép điều tra, thẩm vấn; cách sử dụng các loại máy thông tin; rèn luyện trí nhớ); phương pháp phòng chống trong những trường hợp cụ thể; cách bảo vệ, tự vệ, sơ cấp cứu, phòng cháy, chữa cháy… Thế vẫn chưa ổn đâu. Xong khóa đào tạo, các học viên này sẽ được phân công về các nhà máy, công trường, công ty, xí nghiệp, cao ốc… để thực nghiệm. Qua kỳ sát hạch, trở thành nhân viên chính thức của công ty, lúc ấy, mới được gọi là vệ sĩ – tức là một nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp.
Bát nháo chuyện thương trường
Nhiều người đưa giả thuyết, nghề vệ sĩ ở ta hiện nay có gốc gác sâu xa từ hoạt động bảo tiêu bên Trung Quốc. Nếu giả thuyết ấy đúng thì nghề này đã có lịch sử từ mấy ngàn năm rồi! Manh nha từ đời nhà Tống, nghề bảo tiêu phát triển cực thịnh dưới thời Mãn Thanh, ấy là do thời gian này hoạt động giao thương quốc tế được mở rộng hơn nhờ con đường tơ lụa. Nhưng có lẽ, Âu – Mỹ mới là mảnh đất phì nhiêu cho nghề vệ sĩ sinh sôi, nhất là trong khoảng thời gian gần trăm năm trở lại đây. Nhưng còn ở Việt Nam, chỉ từ khi nước ta bắt đầu mở cửa, nghề này mới dần dà trở thành một nhu cầu thực tế và ngày một phát triển như hiện nay.
Lúc trước, thường các cơ quan doanh nghiệp đều chỉ sử dụng “bảo vệ vườn” – tức là lực lượng bảo vệ của chính nội bộ cơ quan, tổ chức ấy. Dần dần, khi nghề vệ sĩ bắt đầu hình thành và bắt nhịp với đời sống hiện đại, lớp bảo vệ “cây nhà lá vườn” mới ngày một ít dần đi. Thay vào đó là xu hướng sử dụng những vệ sĩ chuyên nghiệp của các công ty cung ứng.
Nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp ở Việt Nam khá mới mẻ. Trong giới doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực an ninh dân sự này, Yuki Spe 24, Long Hải, Thăng Long, Sài Gòn Nam Chính Trực trả lương nhân viên tương đối cao. Còn lại tại hầu hết các công ty khác, hiện nay bình quân thu nhập mỗi vệ sĩ chỉ ở ngưỡng 700.000 – 1.000.000 đồng/tháng. Mức thu nhập này chưa hẳn đã cao so với các ngành nghề khác, nhưng khá đông thanh niên tìm việc vẫn hăng hái lao vào. Mỗi người theo đuổi nghề này đều có một lý do riêng nhưng chung quy theo họ đây là một nghề “có sức hấp dẫn đặc biệt”.
Nghề kinh doanh dịch vụ an ninh dân sự này hằng năm đem về cho các công ty một khoản doanh thu không thể gọi là nhỏ. Vì thế, thấy người “ăn khoai”, kẻ khác cũng “vác mai đi đào”. Theo số liệu mới nhất, cả nước hiện có trên 80 công ty, riêng TP.HCM đã có hơn 69 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này.
Nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ là một nghề đặc biệt. Công an là đơn vị cấp phép và quản lý. Tuy nhiên, việc quản lý chủ yếu cũng chỉ quanh quẩn về mặt hình thức, hành chính. Chính trong những cuộc họp với doanh nghiệp, cấp quản lý vẫn thừa nhận đây đó việc quản lý còn có chỗ lỏng lẻo sơ sài. Về đào tạo, trước đây, đa số doanh nghiệp ký kết hợp đồng với các trung tâm, đơn vị chuyên môn – các trường đại học, trung học cảnh sát, an ninh, cảnh sát PCCC, hội chữ thập đỏ… Nhưng thực tế hiện nay, phần lớn quá trình đào tạo đều do các công ty, doanh nghiệp tự đảm nhận. Các doanh nghiệp vừa là tổ chức đào tạo vừa là nhà cung cấp dịch vụ, xét một mặt nào đó thuận lợi cho người lao động. Thế nhưng hình thức độc quyền đó trong nhiều trường hợp đã dẫn đến hành động lừa đảo – một công ty dịch vụ bảo vệ ở quận Tân Phú, TP.HCM mà chúng tôi chưa tiện nêu tên – doanh nghiệp chiêu sinh, đào tạo (dĩ nhiên có thu học phí đàng hoàng) nhưng lại không bố trí việc làm cho người lao động. Chất lượng vệ sĩ còn mơ hồ ở chỗ nhiều doanh nghiệp do chạy theo lợi nhuận đã tiết kiệm hóa, đơn giản hóa quá trình đào tạo. Từ đó nhiều “sản phẩm” xuất xưởng không đạt yêu cầu về mặt nghề nghiệp. Lương thấp, không được đào tạo bài bản, quản lý nghiêm ngặt, không ít nhân viên bảo vệ an ninh đã làm những chuyện khó có thể chấp nhận: thông đồng ăn cắp tài sản của khách hàng, hành hung,, bôi nhọ danh dự, xúc phạm nhân phẩm đồng loại, cư xử theo lối giang hồ làm mất trật tự trị an nơi được phân công công tác…
Bạn đọc hẳn còn nhớ: cách đây không lâu, năm 2002 đã từng xảy ra vụ Xí nghiệp Toyota Đông Sài Gòn (TESC) thuê vệ sĩ Công ty bảo vệ TL để giải quyết tranh chấp mặt bằng với Công ty TNHH Ô tô Đông Sài Gòn (DOSAGO). Toán vệ sĩ này cùng với cánh bảo vệ nội bộ của TESC đã dùng dùi cui, roi điện phong tỏa khu vực tranh chấp. Cuộc hỗn loạn có sự tham gia của lực lượng bảo vệ chính quy này đã gây ra một dư luận rất xấu trong nhân dân. Mới đây nhất, ngày 14/4/2004, tại khu công nghiệp Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, do giải quyết hiềm khích với nhau, hai nhóm bảo vệ Y.S và T.L “71” đã gây ra một vụ ẩu đả. Theo Thiếu tá Trần Quang Hiệp, Trưởng Công an thị trấn Phú Mỹ, sự vụ xuất phát từ việc ngày 28/3/2004, một nhân viên của Công ty T.L bị bảo vệ của Công ty Y.S bắt làm kiểm điểm vì tình nghi bảo vệ của T. L ăn cắp dầu. Tối 14/4/2004, toán nhân viên của T.L đã bất ngờ kéo lực lượng từ thôn Ngọc Hà qua Quảng Phú (cùng ở thị trấn Phú Mỹ) “viếng” nhà trọ của đám nhân viên Y.S. Một cuộc tập kích bằng mưa đá, gậy gộc diễn ra. Toán bảo vệ T.L xông vào nhà trọ của nhân viên Y.S đập bể cửa kính, lôi 3 nhân viên của Y.S ra hành lang đánh, bắt quỳ xuống xin lỗi. Một cách hành xử chắc chắn hoàn toàn không có trong giáo trình huấn luyện nghề vệ sĩ.
Chắc sẽ có nhiều người bảo: sự việc đó cũng chưa có gì ghê gớm! Nhưng nếu đặt trong bối cảnh nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ đang bộc phát (chưa chắc đã được kiểm soát chặt chẽ!) như hiện nay, trong khi chưa có một quy định nào khả dĩ hướng dẫn cặn kẽ cho các doanh nghiệp hoạt động (ngoài Nghị định 14, 47 của Chính phủ và Thông tư 07 của Bộ Công an), chưa có những chế tài thật nghiêm minh để xử lý những trường hợp vi phạm… cộng với ảo tưởng về một thứ quyền lực mơ hồ có được do tác phong “oai vệ” và công việc đặc biệt của mình tạo ra, một bộ phận vệ sĩ đã hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp như thế. Bên cạch đó, thực tế đã có việc một số doanh nghiệp thành lập nhưng không hoạt động được và tự tiện chuyển giao tư cách pháp nhân cho người khác, cũng như khâu tuyển chọn và quản lý nhân viên của nhiều công ty chưa thật chu đáo, kỹ càng. Giả dụ, nếu có những đối tượng xấu trà trộn, lợi dụng hoạt động làm ảnh hưởng tình hình an ninh trật tự thì sao? Rõ ràng, nếu không kiểm soát được đây sẽ là một lực lượng bảo kê, vô tình có được sự tiếp tay của Nhà nước. Điều đó thật nguy hiểm khôn lường.
Nguyên thủy, nghề vệ sĩ ra đời không chỉ nhằm mục đích kinh doanh. Và dù khá mới mẻ nhưng từ lúc xuất hiện đến nay, nghề vệ sĩ đã góp phần không nhỏ trong phong trào bảo vệ anh ninh, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật khác… Đã có những tấm gương người tốt việc tốt là vệ sĩ – ngăn chặn những vụ móc nối trộm cắp trong các khu chế xuất, truy bắt tội phạm cướp giật, nhặt được của rơi trả người bị mất,… Đặc biệt điển hình như gương nhân viên Công ty Đ.N.A dũng cảm cứu hơn 300 người thoát chết trong vụ cháy ITC. Đó là những hạt nhân tích cực trong phong trào giữ gìn bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội rất đáng khen ngợi. Chắc chắn họ làm việc đó vì không chỉ mình vai u thịt bắp, có dùi cui, nón két, roi điện, bộ đàm…
Ai đó đã nói rằng người vệ sĩ hiện đại cần phải biết cách quên để nhớ nhiều thứ. Nhưng có một thứ họ không thể quên đó là đạo đức và lối hành xử có văn hóa, ít nhất cũng là tối thiểu của một người bình thường. Trong nhiều giáo trình huấn luyện của các công ty vệ sĩ đều có nhắc: “Bạo lực, võ thuật chỉ là phương tiện tự vệ cuối cùng”. Bài học thật hay, nhưng không hiểu đặt trong tình trạng nghề kinh doanh bảo vệ còn tranh tối, tranh sáng như hiện nay, liệu nó có hiện diện được suốt mỗi thời khắc trong đời người vệ sĩ?
Công ty SBC St
Vệ sỹ – nghề hấp dẫn giới trẻ – Công ty SBC
“Thường xuyên vắng nhà, bất kỳ lúc nào cũng có thể gặp nguy hiểm. Khi thân chủ nghỉ ngơi là lúc mình phải tỉnh táo. Thu nhập không cao song tôi thấy vui vì có điều kiện để che chở cho người khác và chống lại cái ác”, anh Hoàng Văn Ân, một vệ sỹ lâu năm của Công ty Cổ phần bảo vệ Đại Gia tâm sự.
Nghề bảo vệ chuyên nghiệp hay còn gọi là vệ sỹ xuất hiện từ cuối năm 1995. Đến nay, ngành này đã có trên 30 doanh nghiệp với khoảng 7.000 người, trong đó đa số là nam giới, chỉ có 10% là nữ, tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TP HCM. Vài năm trở lại đây ở một số tỉnh Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh… cũng xuất hiện các công ty bảo vệ.
Để trở thành một vệ sỹ thực thụ, các nam thanh niên phải đạt tiêu chuẩn cao trên 1,68 m, cân nặng trên 57 kg, nữ từ 1,58 m, cân nặng 50 kg trở lên; có sức khỏe tốt, dẻo dai, nhanh nhẹn, tư cách tốt, lý lịch trong sạch, trình độ học vấn tối thiểu tốt nghiệp THPT, ưu tiên người biết ngoại ngữ và bộ đội, công an nghĩa vụ phục viên.
Các công ty bảo vệ có quy trình tuyển người khá giống nhau. Thí sinh phải qua kiểm tra thị lực, thính lực và đặc biệt là kiểm tra thể lực ban đầu bằng động tác chống đẩy trong vòng 45 giây (tương đương 45 lần). Ở vòng chiều cao, cân nặng, mắt, tai có thể lọt qua dễ dàng, song đến vòng chống đẩy nhiều sĩ tử đã phải đầu hàng. Trong buổi thi tuyển vào Công ty bảo vệ Đại Gia (Gia Lâm, Hà Nội), Trần Mạnh Kiên, 18 tuổi, vừa tốt nghiệp THPT, dù hội tụ đầy đủ các tiêu chuẩn nhưng cũng đành ngậm ngùi gác lại mơ ước trở thành vệ sỹ. Đến vòng thể lực anh lấy hết bình sinh cũng chỉ chống đẩy được vài lần. Qua vòng sơ tuyển, các vệ sỹ tương lai sẽ bước vào khóa đào tạo từ 2 đến 3 tháng với kiến thức cơ bản về pháp luật, sơ cứu ban đầu, phòng chống và phương án đối phó khi xảy ra cháy nổ, nhận biết bom mìn, biết bắn súng và võ thuật.
Tất cả vệ sỹ khi được đào tạo đều thống nhất nguyên tắc được ghi trong giáo trình: “Sự an toàn của thân chủ là thước đo năng lực làm việc của nhân viên và thành công của doanh nghiệp”. Ông Phạm Quy, Phó Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Bảo vệ Long Hải, nói: “Người vệ sỹ phải luôn có được cái đầu mát và coi sự an toàn của thân chủ là trên hết”. Để bảo vệ an toàn cho khách hàng, anh Tô Ngọc Hải, nhân viên công ty Hoàng Gia, làm tại Bar Phi Thuyền (TP HCM) đã lấy thân mình che cho thân chủ trong một vụ tấn công của xã hội đen. Vụ hỏa hoạn tại Trung tâm Thương mại Quốc tế – ITC hồi cuối năm ngoái, nhân viên công ty Long Hải cứu được gần 300 người. Anh Vũ Tín, một trong những nhân viên đó, được người dân TP HCM nhớ mãi về lòng dũng cảm, song lý do anh lao vào lửa cứu người thật giản đơn: “Tôi đã cứu được 2 người, lúc đó nếu có chết cũng vẫn lãi được một người”.
Một buổi tập của các “vệ sỹ”. |
Thu nhập trung bình của nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp tại hầu hết các công ty từ 700.000 đến 1.000.000 đồng/tháng. Một số công ty thành lập sớm như: Long Hải, Thăng Long, YUKI 24/24, Long Hổ, SCD, Hoàng Gia… có mức thu nhập cao hơn. Không ít vệ sỹ làm tốt nhiệm vụ đã được khách hàng bồi dưỡng thêm hay tặng quà nhân ngày lễ, tết. Anh Nguyễn Đình Khiêm, bảo vệ tại khu biệt thự tập đoàn Nike, khu công nghiệp Sóng Thần, hồ hởi cho biết: “Do làm tốt nhiệm vụ của mình, mỗi tháng thân chủ bồi dưỡng thêm 20 USD”. So với nhiều ngành nghề khác mức thu nhập này chưa phải là cao song lại hấp dẫn không ít thanh niên. Anh Ân, sau nhiều năm theo nghề bộc bạch: “Tôi chọn làm vệ sỹ do yêu thích sự mạo hiểm và muốn được làm người hùng”.
Mặc dù không rầm rộ như các lĩnh vực khác nhưng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vệ sỹ cũng có doanh thu hàng năm không nhỏ bởi ngày càng có nhiều công ty, doanh nghiệp muốn thuê bảo vệ chuyên nghiệp. Ông Đặng Việt Hùng, trưởng phòng kinh doanh công ty TNHH dịch vụ bảo vệ Hoàng Gia (Hải Phòng) cho biết doanh thu của đơn vị khoảng 2 tỷ đồng/tháng, các doanh nghiệp khác cũng xấp xỉ con số này.
Thời gian tới, các công ty bảo vệ chuyên nghiệp sẽ tích cực mở rộng thị trường và chú trọng hơn đến phát triển loại hình mới. Được đánh giá là doanh nghiệp chịu đầu tư trong lĩnh vực này, Công ty Hoàng Gia sẽ mở thêm một dịch vụ mới là lực lượng phản ứng nhanh. Các gia đình, công sở khi đi vắng, nếu xảy ra hỏa hoạn, cháy nổ hoặc bị kẻ gian đột nhập, hệ thống thiết bị bảo vệ tự động sẽ báo về trung tâm điều hành của công ty và đội phản ứng nhanh sẽ có mặt tại hiện trường chỉ sau ít phút. Bên cạnh đó, Hoàng Gia cũng vừa gia nhập Hiệp hội An ninh Công nghiệp Mỹ và tiến tới áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000.
Thế Dũng