Bốn vòng vệ sĩ bảo vệ Tổng thống Putin
Cong ty bao ve SBC – Bất chấp những lời đe doạ ám sát của các phần tử cực đoan, Tổng thống Nga V.Putin vẫn quyết định tới thăm Iran. Sở dĩ ông vững tâm như thế là bởi lực lượng bảo vệ ông đã sẵn sàng đối phó với mọi tình huống.
Do công việc, các nhân viên của Cục Bảo vệ liên bang (FSO) khi làm nhiệm vụ thường “giao du” với các nhà báo. Nhiệm vụ của họ là ngăn không cho các nhà báo hay những người khác đến quá gần Tổng thống V.Putin. FSO trực thuộc điện Kremlin tuyển lựa nhân viên rất chặt chẽ. Ðó là hệ thống bảo vệ Tổng thống kể thừa Cục 9 của KGB trước đây bao gồm Cục An ninh Tổng thống, Ðội bảo vệ Kremlin và Trung đoàn cảnh vệ Tổng thống.
Lương của các vệ sỹ Tổng thống cao gấp 2 – 3 lần các lực lượng khác, mỗi năm được nghỉ phép 30 ngày. Thế nhưng muốn vào được đội quân này phải qua nhiều lần thanh lọc. Ðiều kiện đầu tiên là trung thành với Tổng thống, tư cách đứng đắn, không có tiền án tiền sự. Thứ hai, phải là người Slave, cao từ 1m80 trở lên tuổi từ 20 – 35. Tiếp nữa, phải giỏi võ biết lái xe trong các điều kiện đặc biệt, thậm chí biết phân biệt các loại thuốc độc.
Luật liên bang trao cho FSO phạm vi quyền lực rất lớn. Ví dụ, để thuận tiện cho hoạt động bí mật và bảo vệ an toàn cho đối tượng, các nhân viên FSO có thể tra xét hồ sơ của bất cứ người nào, có thể sử dụng nhà cửa và phương tiện giao thông của bất cứ cơ quan nào, có thể ra vào bất cứ đâu, có thể sử dụng xe hơi của bất cứ tổ chức hay cá nhân nào. Tình hình tổ chức, sách lược, phương thức và thủ đoạn hoạt động của họ không nằm trong phạm vi giám sát của viện kiểm sát.
Bản thân Tổng thống V.Putin luôn có bốn vòng bảo vệ. Vòng thứ nhất: Ngay sát Tổng thống là những vệ sĩ lực lưỡng tai nghe áp chặt tai, cặp samsonite luôn kè kè trong tay – đó chính là những lá chắn bằng đồng để che chắn khi cần. Nhiệm vụ của các vệ sĩ này: Dùng thân mình che chắn cho tổng thống, dựa vào số đông và vẻ ngoài dữ dằn để trấn áp những kẻ thích khách. Vòng thứ hai gốm những người mặc thường phục “hòa tan” trong đám đông. Những vệ sĩ này thậm chí có thể hoạt động như những tên móc túi: Họ phải “rờ nắn” những đối tượng nào tình nghi mang vũ khí trà trộn trong đó. Vòng thứ ba là những người đứng bao quanh có nhiệm vụ ngăn chặn những người nào muốn áp sát Tổng thống. Vòng thứ tư xa nhất, là những xạ thủ bắn tỉa, được bố trí trên các mái nhà, sân thượng sẵn sàng nổ súng tiêu diệt những kẻ gây nguy hiểm cho mạng sống nguyên thủ.
Các vệ sĩ của Tổng thống V.Putin thường mang theo hai thứ. Thứ nhất là một khẩu súng ngắn cỡ nòng 9 Masa Marinovskaia có thể bắn 40 phát/phút có thể xuyên thủng áo giáp chống đạn trong vòng 50m, xuyên thủng thân xe hơi trong khoảng cách 100m; thứ hai là túi đeo và một chiếc cặp xách – thực ra là lá chắn loại gập được. Vệ sĩ của Tổng thống V.Putin còn được trang bị cả súng phóng rocket.
Giờ làm việc của các nhân viên này không quá giờ làm việc hành chính của người Nga: 40 giờ/tuần, được nghỉ hai ngày cuối tuần, ngày thường làm việc từ 9h đến 18h, ngoài ra còn được nghỉ 45 phút ăn trưa. Tính chất căng thẳng khiến họ thường về hưu rất sớm: có người về hưu khi mới 32 tuổi, chấp nhận lương hưu 200 USD/tháng. Tuy nhiên họ được xã hội chào mời hậu hĩ: Ðược mời làm trưởng nhóm bảo vệ cho một công ty nào đó và không hiếm khi trở thành những ông chủ lớn.
Theo Hương Lan (TPCT/Diễn đàn quốc tế)
Công ty bảo vệ SBC